Liên Từ Trong Tiếng Anh - Khái Niệm Và Cách Sử Dụng

2024-01-23 11:44:52

Liên từ trong tiếng Anh là một trong những chủ điểm ngữ pháp thường xuyên được sử dụng. Đúng như tên gọi của mình, liên từ có chức năng dùng để liên kết các cụm từ, các câu và các đoạn văn. Bài viết dưới đây Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cụ thể về các loại liên từ cũng như ví dụ cụ thể để bạn học sâu nhớ lâu chúng nhé!

1. Khái niệm liên từ (Conjunctions)

Liên từ trong tiếng Anh (Conjunctions) là từ vựng được sử dụng để liên kết 2 từ, cụm từ hoặc mệnh đề lại với nhau.

Ví dụ: I like cooking and eating, but I don’t like washing dishes afterward.

liên từ trong tiếng anh

Khái niệm liên từ (Conjunctions)

Các liên từ cho phép bạn tạo thành các câu phức tạp, tránh bị lẫn lộn nhiều câu ngắn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ đảm bảo các từ, cụm từ được nối bởi liên từ phải có cùng cấu trúc.

Ví dụ :

  • Câu sai: "I work quickly and careful" (Tôi làm việc nhanh chóng và cẩn thận)
  • Câu đúng: "I work quickly and carefully" (hai từ được liên kết với từ "and" đều là trạng từ chứ không phải một trạng từ và một tính từ như ở câu sai).

2. Các loại liên từ

Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)

Liên từ kết hợp cho phép bạn nối các từ, cụm từ và mệnh đề có thứ hạng ngữ pháp ngang nhau trong một câu.

Các liên từ kết hợp phổ biến nhất là: for, and, nor, but, or, yet, so. Bạn có thể nhớ bằng cách ghi nhớ các chữ cái đầu của chúng tạo thành "FANBOYS".

For: Giải thích lý do hoặc mục đích (dùng giống because).

- Ví dụ: I do morning exercise every day, for I want to keep fit (Tôi tập thể dục buổi sáng mỗi ngày, vì tôi muốn giữ dáng).

- Lưu ý: Khi hoạt động như một liên từ, for chỉ đứng ở giữa câu, sau for phải sử dụng một mệnh đề và trước for phải có dấu phẩy (,).

And: Thêm (bổ sung) một thứ vào một thứ khác.

- Ví dụ: I do morning exercise every day to keep fit and relax (Tôi tập thể dục buổi sáng mỗi ngày để giữ dáng và thư giãn).

Nor: Dùng để bổ sung một ý phủ định vào ý phủ định đã được nêu trước đó.

- Ví dụ: Ví dụ: I don’t like biscuits nor candies (Tôi không thích bánh quy mà cũng không thích kẹo).

But: Dùng để diễn tả sự đối lập, ngược nghĩa.

- Ví dụ: He works quickly but accurately (Anh ấy làm việc nhanh nhưng chính xác).

Or: Dùng để trình bày thêm một lựa chọn khác.

- Ví dụ: You can play games or watch TV (Bạn có thể chơi trò chơi hoặc xem TV).

Yet: Dùng để giới thiệu một ý ngược lại so với ý trước đó (tương tự but).

- Ví du: I took a book with me on my holiday, yet I didn’t read a single page (Tôi cầm theo một cuốn sách vào kỳ nghỉ của tôi, nhưng tôi đã không đọc một trang duy nhất).

So: Dùng để nói về một kết quả hoặc một ảnh hưởng của hành động/sự việc được nhắc đến trước đó.

- Ví dụ: He is very hard working, so he deserves it (Anh ấy rất chăm chỉ nên anh ấy xứng đáng điều đó).

liên từ trong tiếng an

Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)

>>Xem thêm: Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Người Mất Gốc

Lưu ý khi sử dụng dấu phẩy vớit liên từ kết hợp:

  • Nếu liên từ được dùng để kết nối 2 cụm từ (câu không hoàn chỉnh) hoặc từ (trong danh sách liệt kê) thì không cần dùng dấu phẩy (,);
  • Khi liệt kê từ 3 đơn vị trở lên, ta dùng dấu phẩy ở giữa các đơn vị trước; với đơn vị cuối cùng ta có thể dùng hoặc không dùng dấu phẩy;
  • Nếu liên từ kết hợp được dùng để liên kết 2 mệnh đề độc lập (mệnh đề có thể đứng riêng như một câu) thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy (,).

Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)

Liên từ tương quan là những cặp từ dùng để nối các từ, cụm từ, mệnh đề. Chúng luôn đi thành cặp và không thể tách rời. Ví dụ như: either...or..., not only...but also..., both...and..., neither...nor...,…

Both…and (cả...và): dùng để diễn tả lựa chọn kép.

- Ví dụ: Both me and my friends like trekking (Cả tôi và bạn bè đều thích đi bộ đường trường).

Either…or (hoặc...hoặc): dùng để diễn tả sự lựa chọn.

- Ví dụ: I want either the pizza or the sandwich (Tôi muốn cả pizza lẫn bánh sandwich).

As…as (bằng, như): dùng để so sánh ngang bằng.

- Ví dụ: Bowling isn’t as fun as soccer (Bowling không phải là thú vị như đá banh).

Neither...nor (không...cũng không): dùng để diễn tả phủ định kép.

- Ví dụ: He likes neither pizza nor chicken. (Cậu ấy không thích pizza cũng không thích thịt gà.)

Whether…or (liệu có...hay không): dùng để diễn tả nghi vấn giữa 2 đối tượng.

- Ví dụ: I haven’t decided whether to eat chicken or steak for dinner (Tôi vẫn chưa quyết định được mình nên ăn thịt gà hay bít tết cho bữa tối).

Rather…than (hơn là...thay vì): dùng để diễn tả lựa chọn.

- Ví dụ: She’d rather play the drums than sing (Cô ấy thích chơi trống hơn là hát).

Not only…but also (không chỉ...mà còn): dùng để diễn tả lựa chọn kép.

- Ví dụ: I like playing not only soccer but also volleyball (Tôi thích chơi không chỉ bóng đá mà cả bóng chuyền nữa).

No sooner…than (vừa mới...thì đã): dùng để diễn tả quan hệ thời gian.

- Ví dụ: No sooner had they come to the station than the train left (Họ vừa mới đến ga thì tàu chạy).

Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)

Liên từ phụ thuộc dùng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, gắn kết mệnh đề này vào mệnh đề chính trong câu. Nó báo hiệu mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, sự tương phản hoặc một số loại quan hệ khác.

liên từ trong tiếng anh

Liên từ phụ thuộc trong tiếng Anh (Subordinating)

>>Xem thêm: Cách Sắp Xếp Từ Tiếng Anh Trong Câu

Các liên từ phụ thuộc phổ biến có thể kể đến là: 

When (khi): dùng để diễn tả quan hệ thời gian.

- Ví dụ: When he saw me, he smiled (Khi thấy tôi, anh ấy mỉm cười).

Where (ở đâu): dùng để diễn tả quan hệ về địa điểm.

- Ví dụ: I don’t know where he could go (Tôi không biết anh ấy có thể đi đâu).

While (trong khi, nhưng): dùng để diễn tả quan hệ thời gian; hoặc sự ngược nghĩa giữa 2 mệnh đề(= WHEREAS)

- Ví dụ: While I was in Korea, I ate a lot of kimchi (Khi tôi còn ở Hàn Quốc, tôi đã ăn rất nhiều kimchi).

Until (cho đến khi): dùng để diễn tả quan hệ thời gian, thường dùng với câu phủ định.

- Ví dụ: He will stay with us until the the weekend (Anh ấy sẽ ở với chúng tôi cho tới cuối tuần)

Once (một khi): dùng để diễn tả ràng buộc về thời gian.

- ví dụ: Once you’ve tried it, you cannot stop (Một khi bạn đã thử nó, bạn không thể dừng lại).

Now that (vì giờ đây): dùng để diễn tả quan hệ nhân quả theo thời gian.

- Ví dụ: Now that I am over 18 years old, I could donate blood (Vì giờ đây tôi đã đủ 18 tuổi, tôi đã có thể hiến máu).

So that / In order that (để): dùng để diễn tả mục đích.

- Ví dụ: She is too young so that she cannot smoke (Cô ấy còn quá trẻ để có thể hút thuốc).

After / Before (sau/trước khi): dùng để thể hiện mối quan hệ liên quan đến thời gian trước hoặc sau của một sự việc, hành động.

- Ví dụ: He watches TV after he finishes his work (Anh ấy xem TV sau khi hoàn thành công việc của mình).

Although / though / even though (mặc dù): dùng để biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic.

- Ví dụ: Despite his old age, he goes jogging every morning (Mặc dù tuổi già, ông ấy đi chạy bộ mỗi sáng).

- Lưu ý: Although / though / even though dùng với mệnh đề, ngoài ra còn có thể dùng despite và in spite of + phrase, despite the fact that và in spite of the fact that + clause để diễn đạt ý tương đương.

As (Ngay khi): dùng để diễn tả hai hành động cùng xảy ra.

- Ví dụ: As this is your first time, you did a really good job (Ngay khi đây là lần đầu tiên nhưng bạn đã làm rất rồi).

As long as (miễn là): dùng để diễn tả điều kiện.

- Ví du: I don’t care what you did as long as you love me (Tôi không quan tâm bạn đã làm gì miễn là bạn yêu tôi).

As soon as (ngay khi mà): dùng để diễn tả quan hệ thời gian.

- Ví du: As soon as the teacher arrived, they started their lesson (Ngay khi giáo viên đến, họ bắt đầu bài học).

Because / since (bởi vì): dùng để diễn tả nguyên nhân.

- Ví dụ: I didn’t go to school today because of the heavy rain (Hôm nay tôi không đi học vì mưa lớn).

- Lưu ý: Because / since dùng với mệnh đề, ngoài ra có thể dùng because of / due to + phrase để diễn đạt ý tương đương.

Even if (kể cả khi): dùng để diễn tả điều kiện giả định mạnh.

- Ví dụ: Even if everybody hates you, I’m always on your side (Ngay cả khi cả thế giới ghét bỏ em, anh vẫn sẽ đứng về phía em).

If / unless (nếu / nếu không): dùng để diễn tả điều kiện.

- Ví dụ: The crop will die unless it rains soon (Nếu trời không sớm có mưa thì hoa màu sẽ chết).

Lưu ý khi sử dụng dấu phẩy với liên từ phụ thuộc:

  • Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy
  • Khi mệnh đề độc lập đứng trước mệnh đề phụ thuộc thì không cần có dấu phẩy giữa hai mệnh đề.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về liên từ trong tiếng Anh (Conjunctions). Hy vọng bạn thấy bài viết này bổ ích. Bạn có thể tìm hiểu thêm các dạng ngữ pháp khác trong tiếng Anh tại website của khoa Ngôn ngữ Anh - SIC. Hãy cập nhật thường xuyên để không bỏ lỡ các bài viết mới giúp cập nhật thêm nhiều kiến thức về ngôn ngữ Anh cho bản thân nhé!

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

Danh sách các trường đào tạo Ngôn ngữ Anh ở TPHCM

Yêu thích và muốn theo đuổi ngành Ngôn ngữ Anh thế nhưng bạn còn phân vân không biết nên học trường nào tại TPHCM. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo Ngôn ngữ Anh ở TPHCM để bạn có thể tham khảo.

Cách Chia Động Từ Trong Tiếng Anh

Chia động từ được ứng dụng rất nhiều trong các bài tập, bài kiểm tra, bài thi tiếng Anh. Bạn hãy tham khảo cách chia đông từ trong tiếng Anh qua bài dưới đây để có thể tiếp cận những bài học phức tạp hơn nhé!

Tại sao các bạn trẻ lựa chọn Ngành ngôn ngữ Anh tại SIC?

Chắc có lẽ chúng ta không cần phải nói nhiều về tầm quan trọng của tiếng Anh trong xã hội hiện nay. Việc thành thạo tiếng Anh là một trong những yếu tố quyết định không thể thiếu đối với mỗi cá nhân cũng như doanh nghiệp. Ngành Ngôn ngữ Anh mang lại nhiều cơ hội việc làm trên khắp các lĩnh vực với mức lương mà nhiều người ao ước. Vậy “Tại sao các bạn trẻ lựa chọn ngành Ngôn ngữ Anh tại trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn?”. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Học phí ngành Ngôn ngữ Anh năm 2024 là bao nhiêu?

Khi đăng ký ngành Ngôn ngữ Anh, ngoài các vấn đề về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất,…thì học phí ngành ngôn ngữ Anh cũng được rất nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm đến. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin mới nhất về học phí ngành Ngôn ngữ Anh tại các trường để các bạn có thể nắm rõ.

Lợi Thế Khi Học Cao Đẳng Ngôn Ngữ Anh Tại SIC

Ngành học Ngôn ngữ Anh ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều học sinh lựa chọn theo học. Vậy khi theo học Cao đẳng Ngôn ngữ Anh tại trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn, các em sẽ đạt được những thành tựu gì và cơ hội việc làm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay!

Chứng Chỉ Tiếng Anh Phổ Biến Ở Việt Nam

Bạn cần chứng minh khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình thông qua các chứng chỉ tiếng Anh. Vậy chứng chỉ tiếng Anh phổ biến ở Việt Nam là những loại nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Top Các Trường Xét Học Bạ Ngành Ngôn Ngữ Anh Tốt Nhất Năm 2024

Có những trường nào xét tuyển học bạ ngành ngôn ngữ Anh? Dưới đây là top các trường xét học bạ ngành ngôn ngữ Anh tốt nhất 2023 để các sỹ tử có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Hình Thức Xét Tuyển Học Bạ Ngành Ngôn Ngữ Anh Tại SIC

Ngôn ngữ Anh mang lại rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ có mong muốn làm việc tại môi trường kinh tế hội nhập với các doanh nghiệp đến từ nước ngoài. Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành ngôn ngữ “hot” này. Hãy cùng tham khảo hình thức xét tuyển học bạ ngành ngôn ngữ Anh và các ưu đãi dành cho tân sinh viên khi nhập học tại SIC ở bên dưới nhé!

Học Ngôn Ngữ Anh Khối A1 Có Quá Khó Khăn Không?

Ngoại ngữ từ trước đến nay vẫn luôn là thử thách đối với đa số học sinh và sinh viên ở nước ta. Vậy với những bạn yêu thích ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thì việc học tập và theo đuổi ngôn ngữ Anh khối A1 có những thuận lợi, khó khăn như thế nào?

[Góc giải đáp] Nên học Ngôn ngữ Anh hay Sư phạm Anh?

Trong thời đại toàn câu hóa, ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Anh là hai ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy nên học Ngôn ngữ Anh hay Sư phạm Anh? Hai ngành có gì khác nhau? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học và có lựa chọn phù hợp, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích, giúp bạn giải tỏa nỗi băn khoăn, cùng theo dõi ngay nhé!