Bạn mới học tiếng Trung, bạn chưa biết phải bắt đầu học từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bảng chữ cái tiếng Trung bản đầy đủ và chính xác nhất qua bài viết bên dưới nhé!
Bảng chữ cái tiếng Trung là công cụ hữu ích cho người mới bắt đầu học sơ cấp hay đã trình độ phổ thông. Chính là bảng pinyin, bảng chữ cái Latinh dành riêng cho việc học phát âm. Những người học ngôn ngữ Trung kể cả phồn thể hay giản thể, chỉ cần học phát âm thông qua bảng chữ cái pinyin đều có thể tập đọc hay phát âm.
Theo thời gian, bảng chữ cái tiếng Trung có nhiền phiên bản khác nhau như tiếng Quảng Đông, Hán tự,…
Bảng chữ cái tiếng Trung phổn thể thường được dùng ở Đài Loan và Hồng Kong.
Bảng phiên âm tiếng Trung là bảng giúp người học và người sử dụng nó nhanh chóng tiếp cận được với tiếng Trung. Nó giúp bạn không bị choáng ngợp trước hệ thống chữ viết của tiếng Trung. Bảng chữ cái còn giúp bạn có thể phân biệt các âm điệu để phát âm một cách chuẩn nhất.
Khi mới bắt đầu học nên học 2 bảng chữ cái là bảng phiên âm và các nét cơ bản trong chữ Hán.
Bảng pinyin gồm vận mẫu (nguyên âm) và thanh mẫu cùng thanh điệu.
Có tổng cộng 36 nguyên âm gồm 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 16 nguyên âm mũi và 1 nguyên âm uốn lưỡi:
- 6 nguyên âm đơn: a, o, e, i, u, ü;
- 13 nguyên âm kép: ai, ei, ao, ou, ia, ie, ua, uo, üe, iao, iou, uại, uei;
- 16 nguyên âm mũi: an, en, in, ün, ian, uan, üan, uen, ang, eng, ing, ong, iong, iang, uang, ueng;
- 1 nguyên âm lưỡi (er): đây là kiểu phát âm phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh, gần giống với âm ‘’ơ’’.
Trong tiếng Trung có 21 thanh mẫu. Chúng ta dựa theo cách phát âm để chia thanh mẫu thành các nhóm:
- Âm môi: b, p, m, f;
- Âm đầu lưỡi: d, t, n, l;
- Âm gốc lưỡi: g, k, h;
- Âm mặt lưỡi: j, q, x;
- Âm đầu lưỡi trước và sau: z, c, s, r;
- Phụ âm kép: zh, ch, sh.
Thanh điệu là một phần quan trọng không thể thiếu trong bảng chữ cái, là dấu thanh trong hệ thống ngữ âm.
- Thanh 1 (thanh ngang) bā: ‘’ba’’ giống chữ tiếng Việt không dấu, đọc ngang, bình bình, không lên không xuống;
- Thanh 2 (thanh sắc) bá: đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt, không cần kéo dài âm;
- Thanh 3 (thanh hỏi) bă: đọc giống ‘’bả’’ nhưng kéo dài âm, hướng âm thanh từ cao xuống thấp sau đó lên cao;
- Thanh 4 (thanh huyền) bà: đọc từ cao xuống thấp.
>>Xem thêm: Giáo Trình 301 Câu Đàm Thoại Tiếng Trung
Để học bảng chữ cái tiếng Trung thật tốt, các bạn cần:
- Nắm rõ các nguyên tắc cũng như cách đọc, viết trong bảng chữ cái;
- Nắm rõ các trường hợp ngoại lệ khi sử dụng ghép từ, ghép âm;
- Chăm chỉ, thường xuyên luyện tập;
- Kết hợp đọc, viết, nghe cùng lúc.
Muốn viết được một chữ đầu tiên cần biết chữ đó được cấu tạo từ những nét gì, quy tắc viết chữ ra sao. Chỉ cần bạn luyện viết các nét này sẽ viết chữ rất đẹp và quan trọng là viết chính xác được chữ.
Tiếng Trung có 8 nét cơ bản: ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập, móc.
Bạn cần tuân thủ theo các quy tắc để có thể viết chữ dễ dàng:
- Ngang trước số sau;
- Phẩy trước mác sau;
- Trên trước dưới sau;
- Trái trước phải sau;
- Ngoài trước trong sau;
- Vào trước đóng sau;
- Giữa trước 2 bên sau.
Khi ngắt chữ bạn cần phải ngắt sau mỗi từ đơn. Nếu danh từ cố hữu tạo nên từ nhiều từ đơn thì hết danh từ sẽ ngắt.
Trên đây là bảng chữ cái tiếng Trung bản đầy đủ nhất, hi vọng các bạn có thể bắt đầu học tiếng Trung thật thuận lợi. Và nếu có băn khoăn về ngôi trường đáng để học tập, bạn có thể tham khảo trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn, một trong những ngôi trường đào tạo ngành Cao đẳng Ngôn ngữ Trung uy tín nhất hiện nay. Chúc các bạn thành công nhé!
Bạn đã biết giới thiệu bản thân bằng tiếng Trung chưa? Hôm nay chúng ta tìm hiểu và làm một văn bản tiếng Trung nói về sở thích bằng tiếng Trung nhé! Cùng bắt đầu nào!
Bạn chưa nắm vững những câu phỏng vấn tiếng Trung? Bạn đang cần cách phỏng vấn tiếng Trung ấn tượng nhất? Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để có kinh nghiệm nhé!
Việc học tốt ngữ pháp sẽ giúp bạn không nhầm lẫn giữa các thành phần câu. Hãy cùng tìm hiểu kiến thức về cách sử dụng ngữ pháp tiếng Trung qua bài viết hôm nay nhé!
Tiếng Trung là ngôn ngữ ngày càng được nhiều người sử dụng. Học tiếng Trung bạn có thể dễ dàng tìm được công việc ổn định, giáo viên tiếng Trung là một trong số đó. Vậy làm giáo viên tiếng Trung cần những kỹ năng nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Năm 2024, Nền kinh tế hội nhập 4.0 phát triển mạnh mẽ. Ngôn Ngữ Trung Quốc là một ngành cực hot với tỉ lệ đầu ra có việc làm đúng ngành đạt tới 98%. Nắm bắt được xu hướng đó Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn tiếp tục tuyển sinh và đào tạo ngành ngôn ngữ Trung Quốc với nhiều chương trình học bổng giúp các tân sinh viên yên tâm học tập và rèn luyện.
Bắt đầu học tiếng Trung, việc luyện viết ngôn ngữ này luôn khiến bạn đau đầu. Sau đây là 5 ứng dụng luyện viết tiếng Trung miễn phí tốt nhất, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới đây nhé!
Bạn yêu thích tiếng Trung và đam mê công việc giảng dạy thì chuyên ngành Sư phạm tiếng Trung sẽ là sự lựa chọn đúng đắn với bạn. Cùng tìm hiểu kỹ về ngành học này qua bài viết bên dưới nhé!
Trung Quốc đang là một trong những quốc gia dẫn đầu về việc đầu tư vào Việt Nam. Bởi thế, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Vậy chuẩn đầu ra ngành Ngôn ngữ Trung là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này nhé!
Để sử dụng thành thạo và phát triển kỹ năng tiếng Trung phục vụ cho học tập cũng như công việc sau này. Sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Ngôn ngữ Trung cần liên tục trau dồi, phát triển 5 kỹ năng nghe - nói - đọc - hiểu - viết tiếng Trung. Vậy làm sao để phát triển hài hòa và tốt nhất cả 5 kỹ năng này? Các em cùng tìm hiểu phương pháp ở bài viết dưới nhé!
Thời gian gần đây, khái niệm “Chương trình chất lượng cao” được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về ngành Ngôn ngữ Trung chất lượng cao qua bài viết dưới đây.