Tổng hợp về kính ngữ trong tiếng Nhật từ A đến Z

2023-02-08 15:06:32

Người Nhật rất xem trọng giao tiếp và ăn nói đúng mực. Chính vì thế, việc sử dụng kính ngữ khi cần thiết được xem là điều không thể thiếu khi bạn học tiếng Nhật. Vậy, kính ngữ trong tiếng Nhật là gì và được sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng hợp về kính ngữ trong tiếng Nhật từ A đến Z để các bạn tham khảo.

Kính ngữ trong tiếng Nhật được sử dụng rất nhiều và ở đâu bạn cũng có thể nghe thấy. Việc sử dụng kính ngữ sẽ làm cho đối phương cảm thấy mình được tôn trọng hơn, giúp cho mối quan hệ hay việc giao tiếp của bạn tốt hơn. Hãy cùng trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn – trường cao đẳng ngôn ngữ Nhật tốt nhất hiện nay tìm hiểu về kính ngữ trong tiến Nhật qua bài viết phía dưới.

Kính ngữ trong tiếng Nhật là gì?

Kính ngữ chính là hình thức giao tiếp thể hiện sự tôn kính với đối phương. Trong tiếng Nhật, kính ngữ được chia thành 3 loại chính: tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và lịch sự ngữ. Bạn cần phán đoán ngữ cảnh, đối phương, mục đích giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

  • Tôn kính ngữ (尊敬語): dùng để chỉ hành động, trạng thái của người trên mình, bày tỏ thái độ kính trọng với đối phương.
  • Khiêm nhường ngữ (謙譲語): dùng khi nói về hành động của bản thân, người quen biết bày tỏ thái độ khiêm nhường.
  • Lịch sự ngữ (丁寧語): là từ ở thể「です」「ます」. Nếu tôn kính ngữ không thể dùng để nói về hành động, trạng thái của bản thân thì từ lịch sự có thể dùng cho mọi trường hợp.

Kính ngữ được người Nhật sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp như khi nói chuyện với người bề trên, với đối tác, khách hàng, sempai cùng công ty.

3 mức độ lịch sự trong kính ngữ tiếng Nhật

3 mức độ lịch sự trong kính ngữ tiếng Nhật

3 mức độ lịch sự trong kính ngữ tiếng Nhật

Mức độ 1: Giữa 2 người thân thiết với nhau, chúng ta sẽ dùng thể ngắn. Thể này áp dụng trong các mối quan hệ như sau:

  • Sử dụng trong gia đình (ví dụ như cha mẹ với con cái, anh chị em trò chuyện với nhau).
  • Người trên nói với người dưới (ví dụ như giám đốc – nhân viên, thầy cô giáo – học sinh, v.v…).
  • Các mối quan hệ giữa đồng nghiệp cùng công ty hoặc bạn bè với nhau.

Mức độ 2: Dùng để thể hiện sự lịch sự vừa phải. Chúng ta sẽ dùng thể ~masu (丁寧語 – Teineigo) trong các mối quan hệ như sau:

  • Người dưới nói chuyện với người trên (tuy nhiên chỉ trong trường hợp thân thiết).
  • Sử dụng với người đã có chút quen biết, tuy nhiên quan hệ ở mức bình thường, không thân thiết, địa vị thường ngang nhau (ví dụ như đối với nhân viên tại quán ăn, người đưa thư, người thu ngân siêu thị v.v…)

VD: Kouhai – senpai, học sinh với giáo viên…

Mức độ 3: Khi cần thể hiện sự trang trọng, tôn kính nhất. Mức độ này được thể hiện trong các quan hệ như sau:

  • Khi bạn là học sinh và sử dụng với giáo viên, hiệu trưởng.
  • Khi bạn dùng để nói với nhà phỏng vấn khi đi xin việc.
  • Nhân viên sử dụng với khách hàng, với sếp hoặc đối tác kinh doanh.
  • Khi muốn tỏ thái độ tôn kính với người nghe (ví dụ như với người lớn tuổi hơn, người già,..)
  • Và trong những trường hợp cần sự trang trọng khác…

Tổng hợp về kính ngữ trong tiếng Nhật từ A đến Z

Tổng hợp về kính ngữ trong tiếng Nhật từ A đến Z
Tổng hợp về kính ngữ trong tiếng Nhật từ A đến Z

Tôn kính ngữ – 謙譲語

Cách chia động từ về tôn kính ngữ dạng đặc biệt

Trong các dạng kính ngữ tiếng Nhật, tôn kính ngữ được dùng khi nói về hành động hay trạng thái của người trên mình. Ví dụ khi nói về hành động hay trạng thái của thầy cô giáo hoặc cấp trên thì phải dùng tôn kính ngữ.

Động từ (V-ます)

Tôn kính ngữ (尊敬語)

います行きます来ます

いらっしゃいます
おいでになります

くれます

くださいます

します

なさいます

知っています

ご存(ぞん)じです

死(し)にます

お亡(な)くなりになります

食べます飲みます

召(め)し上(あ)がります

見ます

ご覧(らん)になります

言います

おっしゃいます

Cách chia động từ về tôn kính ngữ có quy tắc

Cách 1: お + động từ thể ます(bỏ ます) + になります。

Lưu ý: Mẫu câu 1 này không dùng với động từ nhóm 3 và những động từ nhóm 2 chỉ có 1 âm tiết phía trước đuôi 「る」 như 「いる」、「出る(でる)」、「着る(きる)」

Cách 2: Chia động từ về thể bị động~れます/~られます

Với phương pháp này, bạn có thể dùng với tất cả động từ không có dạng chia đặc biệt.

- Nhóm 1: ききます→ きかれます  はなします→ はなされます よみます→ よまれます.

- Nhóm 2: でます→ でられます  おきます→ おきられます    きます→ きられます.

- Nhóm 3: します → されます   きます → こられます.

Ví dụ:

  • 社長は アメリカへ 出張 (しゅっちょう)されました。Giám đốc đã đi công tác ở Mỹ rồi.
  • 山田先生は さっき でかけられました。Thầy Yamada vừa ra ngoài.

Cách 3: Yêu cầu, đề nghị lịch sự

Với những động từ có dạng kính ngữ đặc biệt thì khi chuyển mẫu câu yêu cầu, đề nghị lịch sự, chúng ta chia thể て + ください cho các động từ kính ngữ đó.

Ví dụ:

  • おっしゃってください。Xin mời anh/chị nói.
  • 召し上がってください。Xin mời anh/chị dùng (đồ ăn).

Những động từ còn lại:

Động từ nhóm 1 & 2:  お + động từ thể ます (bỏ ます) + ください。

Động từ nhóm 3 dạng “kanji + します”:   ご + kanji + ください

Ví dụ:

  • お名前を ご確認 ください。Xin vui lòng kiểm tra lại tên. (確認する: かくにんする: kiểm tra, xác nhận)
  • ここに お名前を お書き ください。Xin vui lòng viết tên vào đây.

Cách 4: Tôn kính ngữ của danh từ, tính từ hay phó từ.

Chúng ta sẽ thêm tiền tố「お」hoặc 「ご」vào trước danh từ, tính từ hoặc phó từ để biểu thị sự tôn kính.

- Với những từ thuần Nhật, sẽ thêm tiền tố「お」trước từ đó.

Ví dụ: お国、お名前、お元気、お忙しい….

- Với những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán sẽ được thêm tiền tố 「ご」.

Ví dụ: ご家族、ご意見、ご心配…..

Khiêm nhường ngữ – 謙譲語

Trong khiêm nhường ngữ, chủ ngữ (chủ thể hành động) là bản thân người nói. Sử dụng khiêm nhường ngữ trong trường hợp này để bày tỏ sự kính trọng đối với người đối diện.

Cách chia động từ về khiêm như ngữ dạng đặc biệt

Động từ (V-ます)

Khiêm nhường ngữ (謙譲語)

です

~でございます

会います

お目(め)にかかります

あげます

差(さ)し上(あ)げます

あります

ございます

います

おります

言います

申(もう)します
申(もう)し上(あ)げます

行きます
来ます

参(まい)ります
伺(うかが)います

聞きます

伺(うかが)います

します

いたします

知っています

存(ぞん)じています
存(ぞん)じしております

知りません

存(ぞん)じません

食べます
飲みます

いただきます

尋(たず)ねます

伺(うかが)います
お邪魔(じゃま)します

見ます

拝見(はいけん)します

もらいます

いただきます

 

Cách chia động từ về khiêm nhường ngữ có quy tắc

Ví dụ:

  • この機械(きかい)の使い方を ご説明いたします。Tôi xin giải thích về cách sử dụng của cái máy này.
  • 来週のスケジュールを お送りします。Tôi xin gửi lịch trình của tuần tới.

Lịch sự ngữ – 丁寧語

普段 Thông thường

改まった言葉遣い Trang trọng

僕・わたし Watashi/Tôi

わたくし Watakushi

今 Ima/Bây giờ

ただ今 Tadaima

今度 Kondo/Lần này

この度 Kono tabi

このあいだ  Konoaida/Mấy hôm trước

先日 Senjitsu

きのう Kinou/Hôm qua

さくじつ(昨日) Sakujitsu

きょう  Kyou/Hôm nay

本日 Honjitsu

あした Ashita/Ngày mai

みょうにち Myounichi

さっき Sakki/Lúc trước, lúc nãy

さきほど Sakihodo

あとで Atode/Sau đây

のちほど Nochihodo

こっち Kocchi/Phía này, phía chúng tôi

こちら Kochira

そっち Socchi/Phía các vị, phía kia

そちら Sochira

あっち Acchi/Phía đó

あちら Achira

どっち Docchi/Phía nào, bên nào

どちら Dochira

だれ Dare/Ai

どなた Donata

どこ Doko/Ở đâu

どちら Dochira

どう Dou/Như thế nào

いかが Ikaga

本当に Hontou ni/Thật sự là

誠に Makoto ni

すごく Sugoku/Rất

たいへん Taihen

ちょっと Chotto/Một chút, chút xíu

少々 Shoushou

いくら Ikura/Bao nhiêu

いかほど Ikahodo

>>Xem thêm: Tổng hợp những cấu trúc câu trong tiếng Nhật cơ bản nhất

~さん → ~様(さま)

Thêm「お」hoặc「ご」trước danh từ:「お」thường thêm trước danh từ là chữ Nhật, còn「ご」thường thêm trước danh từ là chữ Hán.

Trường hợp ngoại lệ: お食事(おしょくじ)、お化粧(おけしょう)、お部屋(おへや)、お仕事(おしごと)、お勉強(おべんきょう)、お時間(おじかん)、ご飯(ごはん)、お電話(おでんわ)

Lưu ý khi sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật có sự phân biệt giữa khái niệm “người nhà” (うち) và “người ngoài” (そと).

Người Nhật luôn có xu hướng sử dụng kính ngữ đối với người được coi là “người ngoài”. Họ luôn hạ mình, khiêm nhường khi nói về mình và về “người nhà”. Lưu ý, ngoài các thành viên trong gia đình được coi là “người nhà” thì đồng nghiệp, những người làm cùng công ty hay tổ chức mà mình thuộc về cũng được coi là “người nhà”.

Trên đây, trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã giới thiệu cho các bạn tổng hợp về kính ngữ trong tiếng Nhật từ A đến Z. Hiểu được kính ngữ đã là một vấn đề khó và để sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật một cách hiệu quả lại càng khó hơn. Hy vọng qua bài trên, các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về kính ngữ và cách sử dụng của chúng.

 

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

Top 3 lý do nên chọn ngành Ngôn ngữ Nhật

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều bạn thí sinh dù rất yêu thích tiếng Nhật nhưng vẫn băn khoăn không biết có nên học tiếng Nhật hay không hoặc nên học ở đâu và học như thế nào để có cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong tương lai? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra “3 lý do nên chọn ngành ngôn ngữ Nhật” để các bạn cùng tham khảo và đưa ra quyết định về ngành học trong tương lai nhé!

Học ngành Ngôn ngữ Nhật thực tập ở đâu?

Một trong những vấn đề được các bạn sinh viên năm cuối ngành Ngôn ngữ Nhật quan tâm nhiều nhất chính là vấn đề thực tập. Học ngành Ngôn ngữ Nhật thực tập ở đâu và những kỹ năng cần rèn luyện trong quá trình thực tập là gì? Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây.

Tổng hợp danh sách các trường đào tạo Ngôn ngữ Nhật ở TPHCM

Yêu thích và muốn theo đuổi ngành Ngôn ngữ Nhật, tuy nhiên bạn còn phân vân không biết nên học trường nào tại TPHCM. Dưới đây là tổng hợp danh sách các trường đào tạo Ngôn ngữ Nhật ở TPHCM để bạn có thể tham khảo.

Tổng quan về ngành Ngôn ngữ Nhật và những điều cần biết

Ngành Ngôn ngữ Nhật và những điều cần biết luôn là chủ đề được rất nhiều bạn trẻ đam mê tiếng Nhật quan tâm, tìm hiểu. Dưới đây là toàn bộ thông tin chi tiết để các thí sinh dự định đăng ký ngành học tiềm năng này có thể tham khảo.

Tổng quan về chuyên ngành tiếng Nhật thương mại

Bạn dự định đăng ký theo học chuyên ngành tiếng Nhật thương mại với mong muốn nói tiếng Nhật một cách chuyên nghiệp và giao tiếp hiệu quả trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, bạn lại chưa thực sự hiểu rõ về chuyên ngành này. Hãy cùng giải mã toàn bộ thông tin về chuyên ngành tiếng Nhật thương mại qua bài viết dưới đây. 

Những thông tin cần biết về mã ngành Ngôn ngữ Nhật

Do quá trình hội nhập và hợp tác giữa hai nước Việt, Nhật ngày càng phát triển khiến ngành Ngôn ngữ Nhật ngày càng trở nên hấp dẫn và được đông đảo thí sinh quan tâm cũng như đăng ký theo học. Dưới đây là những thông tin chi tiết nhất về mã ngành Ngôn ngữ Nhật cùng thông tin liên quan khác về ngành Ngôn ngữ Nhật để các bạn có thể tham khảo.  

Nên học Ngôn ngữ Nhật hay Nhật Bản học?

Ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học có tên khá giống nhau, dễ gây nhầm lẫn nhưng thực chất lại là hai ngành học hoàn toàn khác nhau. Vậy nên học Ngôn Ngữ Nhật hay Nhật Bản học? Đây luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều thí sinh khi đăng ký ngành học. Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết phía dưới.

Học phí ngành Ngôn ngữ nhật – Cập nhật thông tin mới nhất

Bên cạnh chương trình học, chất lượng đào tạo thì học phí ngành Ngôn ngữ Nhật cũng là vấn đề được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm khi đăng ký ngành học này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu toàn bộ thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về các chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật

Đam mê và có dự định đăng ký theo học ngành Ngôn ngữ Nhật, tuy nhiên các chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật gồm những chuyên ngành nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giới thiệu về các chuyên ngành này.

Ngành Ngôn ngữ Nhật xét tuyển những môn nào?

Ngành Ngôn ngữ Nhật xét tuyển những môn nào, thi khối nào là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất của các bạn thí sinh trong việc lựa chọn môi trường học tập. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin để bạn có thể an tâm đăng ký xét tuyển ngành học tiềm năng này.