Trọng âm tiếng Anh là kiến thức vô cùng quan trọng nếu bạn muốn phát âm chuẩn như người bản xứ. Đa số người Việt Nam thường quên đánh trọng âm khi phát âm hoặc thậm chí không biết trọng âm của từ ở đâu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ các quy tắc đánh trọng âm giúp bạn hiểu rõ và nắm chắc phần kiến thức này.
Trước khi tìm hiểu trọng âm tiếng Anh là gì, chúng ta cần tìm hiểu về âm tiết.
Âm tiết trong tiếng Anh là một bộ phận cấu tạo nên từ. Một âm tiết có thể chứa nguyên âm hoặc chứa cả nguyên âm và phụ âm đi kèm. Một từ có thể chứa một hoặc nhiều âm tiết, tạo nên nhịp điệu khi đọc.
Trọng âm tiếng Anh là những âm tiết được nhấn mạnh, đọc to và rõ hơn các âm tiết khác trong từ. Có thể nói, trọng âm là một nét độc đáo trong tiếng Anh, giúp từ và câu khi phát âm có ngữ điệu rõ ràng. Trong từ điển, trọng âm rơi vào âm tiết nào thì trước âm tiết đó sẽ có dấu phẩy.
Ví dụ: Begin /bɪˈɡɪn/: bắt đầu
Trọng âm là một phần cơ bản và quan trọng trong quá trình học phát âm tiếng Anh. Nếu muốn phát âm chuẩn và ngữ điệu giống như người bản xứ, bạn bắt buộc phải nhấn trọng âm một cách chính xác và tự nhiên ở mỗi từ và câu.
Khi người bản xứ giao tiếp, ngữ điệu của họ rất tự nhiên vì họ nhấn trọng âm chuẩn xác. Chính vì vậy, điều kiện tiên quyết để phát âm đúng và trôi chảy là phải học cách đánh trọng âm. Và khi đã làm được điều này, bạn sẽ tựu tin hơn khi trò chuyện cũng như thảo luận các vấn đề bằng tiếng Anh.
Trong giao tiếp, rất ít người có thể nghe và phân biệt được từ “desert” là “sa mạc” hay “bỏ rơi”. Bên cạnh việc xác định từ loại rồi dịch nghĩa thì cách dễ dàng nhất là xem nó nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất hay thứ hai. Trong trường hơp đó là danh từ và nhấn âm một, desert có nghĩa là “sa mạc”. Ngược lại, nếu là động từ và nhấn âm hai thì nghĩa của nó là “bỏ rơi”.
Do đó, nhấn trọng âm giúp bạn phân biệt được các từ dễ nhầm lẫn và gia tăng kỹ năng nghe trong giao tiếp cũng như học tập.
Có thể thấy, có những từ ngữ chỉ cần đọc sai ngữ điệu đã biến thành một nghĩa khác hẳn. Và chắc chắn không ai muốn đối phương hiểu nhầm thông điệp truyền tải của mình cả. Chính vì thế, cách tốt nhất là bạn nên luyện phát âm thật chuẩn ngay từ ban đầu.
Quy tắc 1: Động từ có 2 âm tiết => nhấn âm hay trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
Quy tắc 2: Danh từ có 2 âm tiết => nhấn âm hay trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
Một số trường hợp ngoại lệ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất như: mistake /mɪˈsteɪk/, advice /ədˈvaɪs/, hotel /həʊˈtel/, machine /məˈʃiːn/,...
Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.
Ví dụ:
Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết => nhấn âm hay trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
Quy tắc 4: Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
Quy tắc 5: Động từ có 3 âm tiết, trong đó âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
Quy tắc 6: Động từ có 3 âm tiết, trong đó âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
Quy tắc 7: Danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 2 có chứa âm /ə/ hoặc /i/ => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
Quy tắc 8: Danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 1 là /ə/ hay /i/ hoặc có âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài / nguyên âm đôi => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
Quy tắc 9: Tính từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 1 là /ə/ hay /i/ => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
Quy tắc 10: Tính từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết 3 là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ 2 là nguyên âm dài => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
Quy tắc 11: Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: cur, tain, vert, sist, test, tract, vent, self.
Ví dụ:
Quy tắc 12: Các từ tận cùng bằng các đuôi: how, what, where,…. => trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
Quy tắc 13: Các từ tận cùng bằng các đuôi: - sion, - cial, - ety, - ity, - ion, - ically, - ious, - eous, - ian, - iasm, - ience, - iency, - ient, - ier, - ic, - ior, - iar, - ics, - ial, - ical, - ible, - uous, - ics*, - ium, - logy, - sophy, - graphy, - ular, - ulum => trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước nó.
Ví dụ:
Một số trường hợp ngoại lệ:
Quy tắc 14: Các từ tận cùng bằng các đuôi: - ty, - ate, - cy*, - phy, - gy nếu 2 âm tiết => trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.
Ví dụ:
Một số trường hợp ngoại lệ:
Quy tắc 15: Các từ tận cùng bằng các đuôi: - ese, - eer, - ade, - ee, - ette, - oo, - oon , - ain, - esque, - isque, - aire , - mental, - ever, - self => trọng âm nhấn ở chính các đuôi này.
Ví dụ:
Một số trường hợp ngoại lệ:
Quy tắc 16: Các từ chỉ số lượng có đuôi - teen thì nhấn trọng âm vào - teen, đuôi - ty thì trọng âm rơi vào âm tiết phía trước nó.
Ví dụ:
Quy tắc 17: Một số tiền tố và hậu tố không mang trọng âm, nó không làm thay đổi trọng âm của từ gốc.
Ví dụ:
Một số trường hợp ngoại lệ:
Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:
Ví dụ:
Quy tắc 18: Động từ ghép => trọng âm là trọng âm của từ thứ 2.
Ví dụ:
Quy tắc 19: Danh từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
Quy tắc 20: Trọng âm không rơi vào những âm yếu như /ə/ hoặc /i/.
Ví dụ:
>>Xem thêm: Trọn bộ kiến thức về tính từ sở hữu trong tiếng Anh
Với 1 từ tiếng Anh thì bạn cần quan tâm và đánh trọng âm của từ đó. Tuy nhiên, trong giao tiếp, với 1 câu tiếng Anh thì chúng ta sẽ quan tâm tới trọng âm của câu hay còn gọi là ngữ điệu trong tiếng Anh. Thực tế, mỗi câu sẽ có ngữ điệu riêng thể hiện ý nghĩa và cảm xúc của người nói.
Ví dụ:
Trong một câu nói, hầu hết bao gồm 2 loại là: Từ thuộc về mặt nội dung (Content Words) và từ thuộc về mặt cấu trúc (Structure Words). Để ngữ điệu trong giao tiếp tiếng Anh được tự nhiên, chúng ta thường nhấn vào các từ thuộc về mặt nội dung vì đây là những từ quan trọng và mang ý chính của câu.
Đọc đúng trọng âm luôn là thử thách đối với hầu hết người học tiếng Anh. Phần lớn chúng ta thường quên mất việc nhấn trọng âm, dẫn đến phát âm không chuẩn khiến người nghe không hiểu bạn đang nói gì, còn bạn sẽ gặp khó khăn khi nghe người bản xứ nói.
Hiểu rõ được điều này, Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã thiết kế lộ trình học ngành Ngôn ngữ Anh để hỗ trợ tốt nhất cho việc phát âm và nhấn trọng âm của sinh viên, giúp các bạn nói chuẩn như người bản ngữ. Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được tiếp cận với các bài học luyện tập phát âm của tất cả âm tiết trong tiếng Anh theo bảng phiên âm quốc tế IPA. Vậy, nếu bạn chưa biết cách nhấn trọng âm cũng như việc phát âm của bạn chưa chuẩn và chưa đúng ngữ điệu thì hãy đăng ký trở thành tân sinh viên ngành Cao đẳng Ngôn ngữ Anh ngay hôm nay để được học tập trong môi trường đào tạo bài bản và chuẩn xác nhất nhé!
Trên đây là quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh chuẩn và dễ nhớ nhất để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong quá trình luyện tập phát âm, trở nên tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Anh và truyền đạt được ý kiến của mình một cách dễ dàng. Hãy vận dụng những quy tắc trên thật nhuần nhuyễn để có thể phát âm thật trôi chảy và đúng ngữ điệu.
Chắc có lẽ chúng ta không cần phải nói nhiều về tầm quan trọng của tiếng Anh trong xã hội hiện nay. Việc thành thạo tiếng Anh là một trong những yếu tố quyết định không thể thiếu đối với mỗi cá nhân cũng như doanh nghiệp. Ngành Ngôn ngữ Anh mang lại nhiều cơ hội việc làm trên khắp các lĩnh vực với mức lương mà nhiều người ao ước. Vậy “Tại sao các bạn trẻ lựa chọn ngành Ngôn ngữ Anh tại trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn?”. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Rất nhiều người chọn lựa phương pháp cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình qua các trang web tiếng Anh miễn phí. Dưới đây là danh sách các website học tiếng Anh cho người mất gốc vô cùng hữu ích, các bạn cùng tham khảo nhé!
Bạn cần chứng minh khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình thông qua các chứng chỉ tiếng Anh. Vậy chứng chỉ tiếng Anh phổ biến ở Việt Nam là những loại nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Một đoạn văn tiếng Anh đạt yêu cầu không chỉ cần đúng ngữ pháp, câu từ mà còn phải diễn đạt đúng ý người viết. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu cách viết đoạn văn tiếng Anh chuẩn nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng đối với người học tiếng Anh. Dưới đây là tổng hợp những bí quyết, lộ trình học tiếng Anh giao tiếp tại nhà hiệu quả nhất sẽ mang đến động lực cũng như giúp bạn nâng cao ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng tiếng Anh khác.
Trong thời đại toàn câu hóa, ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Anh là hai ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy nên học Ngôn ngữ Anh hay Sư phạm Anh? Hai ngành có gì khác nhau? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học và có lựa chọn phù hợp, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích, giúp bạn giải tỏa nỗi băn khoăn, cùng theo dõi ngay nhé!
Ngôn ngữ Anh mang lại rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ có mong muốn làm việc tại môi trường kinh tế hội nhập với các doanh nghiệp đến từ nước ngoài. Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành ngôn ngữ “hot” này. Hãy cùng tham khảo hình thức xét tuyển học bạ ngành ngôn ngữ Anh và các ưu đãi dành cho tân sinh viên khi nhập học tại SIC ở bên dưới nhé!
Trong tình hình kinh tế hội nhập mở cửa, việc làm trái ngành học không còn quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, khi theo học ngành Ngôn ngữ Anh, câu hỏi “Học Ngôn ngữ Anh có làm giáo viên được không?” đang là vẫn đề thắc mắc khá lớn của sinh viên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp toàn bộ thắc mắc của các bạn!
Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc học thêm các ngôn ngữ khác đặc biệt là tiếng Anh sẽ tạo thêm nhiều sự tự do hơn khi lựa chọn công việc của mỗi người. Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa biết cách học tiếng Anh như thế nào cho thật hiệu quả. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết khi học Ngôn ngữ Anh cho sinh viên năm nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Có những trường nào xét tuyển học bạ ngành ngôn ngữ Anh? Dưới đây là top các trường xét học bạ ngành ngôn ngữ Anh tốt nhất 2024 để các sỹ tử có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mình.