Chi tiết các loại mệnh đề trong tiếng Anh không thể bỏ qua

2024-02-16 08:48:58

Mệnh đề là chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong lộ trình học tiếng Anh để giao tiếp cũng như làm bài thi hiệu quả. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết các loại mệnh đề trong tiếng Anh không thể bỏ qua, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Thế nào là một mệnh đề trong tiếng Anh?

Mệnh đề trong tiếng Anh – Clause là phần ngữ pháp quan trọng, đồng thời cũng là một trong những dạng bài tường gặp tại các đề thi THPT Quốc gia.

mệnh đề trong tiếng anh

Thế nào là một mệnh đề trong tiếng Anh

Các loại mệnh đề trong tiếng Anh tương tự như mệnh đề trong tiếng Việt, bao gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Trong đó, phần vị ngữ chứa động từ đã được chia theo chủ ngữ và trạng từ, tính từ (nếu có) để bổ nghĩa cho câu.

Ví dụ:

  • When I came, he was waiting for me: Khi tôi đến, anh ấy đã đang chờ tôi.

→ Có 2 mệnh đề là: “I came” và “He was waiting for me”.

  • This is the woman Mai saw yesterday: Đây là người phụ nữ Mai đã thấy ngày hôm qua.

→ Có 2 mệnh đề: “This is the woman” và “Mai saw yesterday”.

Tổng hợp các loại mệnh để trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Một câu trong tiếng Anh có thể có một hoặc nhiều mệnh đề, bởi chúng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau. Mệnh đề thường biểu đạt hành động hoặc trạng thái tồn tại của một sự vật bất kỳ, được chia làm hai loại mệnh đề chính gồm:

  • Mệnh đề độc lập (Independent Clause).
  • Mệnh đề phụ thuộc (Dependent Clause).

Sau đây ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn xin chia sẻ đến quý bạn đọc cách dùng các loại mệnh đề trong tiếng Anh, cùng tham khảo nhé!

Mệnh đề độc lập (Independent Clause)

Mệnh đề độc lập hay còn được gọi là mệnh đề chính (Main Clause), bao gồm các thành phần: Chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần khác (không bắt buộc). Trong câu mệnh đề độc lập vẫn mang ý nghĩa hoàn chỉnh, đóng vai trò như một khi đứng một mình.

mệnh đề trong tiếng anh

Mệnh đề độc lập trong tiếng Anh

Để nối hai mệnh đề độc lập thường dùng các liên từ như: but, and, or, so, for hoặc yet và dùng dấu phẩy trước đó.

Ví dụ:

  • I bought a red dress, and my buddy bought a pink dress: Tôi mua một chiếc váy màu đỏ, và bạn tôi mua một chiếc váy màu hồng.

→ Có 2 mệnh đề chính: “I bought a red dress” và “my buddy bought a pink dress”.

  • The cat meowed: Con mèo kêu meo meo.
  • Drinking water benefits our health, yet many people rarely drink enough water for a day: Uống nước có lợi cho sức khỏe của chúng ta, nhưng nhiều người hiếm khi uống đủ nước trong một ngày.

Mệnh đề phụ thuộc (Dependent Clause)

Mệnh đề phụ thuộc hay còn được gọi là mệnh đề phụ, không giống với mệnh đề độc lập, mệnh đề phụ không phải một câu hoàn chỉnh mặc cho nó chứa đầy đủ thành phần cấu trúc câu. Khi đứng riêng nó chỉ là một đoạn câu, chính vì vậy mệnh đề phụ cần kết hợp với một mệnh đề độc lập để có thể tạo thành câu có nghĩa.

Ví dụ:

  • I fall in love when I see you: Em đã biết yêu khi nhìn thấy anh.

→ Mệnh đề chính là “I fall in love”, mệnh đề phụ là mệnh đề còn lại.

  • I will buy this dress because I like it: Tôi sẽ mua chiếc váy đó bởi vì tôi thích nó.

→ Mệnh đề chính là “I will buy this dress”, mệnh đề phụ là mệnh đề còn lại.

Mệnh đề phụ có 4 loại phổ biến trong tiếng Anh bao gồm:

  • Mệnh đề danh từ (Nominal clause)
  • Mệnh đề trạng ngữ (Adverbial clause)
  • Mệnh đề tính từ (Adjective clause)
  • Mệnh đề điều kiện (Conditional clause)

Mệnh đề danh từ (Nominal clause)

mệnh đề trong tiếng anh

Mệnh đề danh từ trong tiếng Anh

Mệnh đề danh từ là một nhóm các từ đóng vai trò như chủ ngữ, có chức năng như là một danh từ, chúng luôn được đi cùng với mệnh đề chính và không thể tách rời hoặc đứng độc lập.

Mệnh đề danh từ đều tuân thủ theo một câu trúc chung: that/if,whether/ Liên từ phụ thuộc + chủ ngữ + động từ.

Các liên từ phụ thuộc bao gồm: what, which, where, when, why, how.

Ví dụ:

  • How she performedwas not qualified enough: Cách cô ấy trình diễn không đủ tiêu chuẩn.

→ Mệnh đề danh từ “How she performed” đóng vai trò là chủ ngữ.

  • I don’t know what the main theme of this story is and how to analyze it properly: Tôi không biết chủ đề chính của câu chuyện này là gì và làm thế nào để phân tích nó một cách hợp lý.

→ Mệnh đề danh từ “what the main theme of this story” đóng vai trò là tân ngữ cho động từ “know”.

  • She is disappointedthat she did not rank in the first place as she expected before the competition: Cô ấy thất vọng vì đã không xếp ở vị trí đầu tiên như mong đợi trước cuộc thi.

→ Mệnh đề danh từ “that she didn’t rank in the first place” đóng vai trò là bổ ngữ cho tính từ “disappointed”.

Mệnh đề trạng ngữ (Adverbial clause)

Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề phụ thuộc đóng vai trò như một trạng ngữ, có chức năng bổ sung ý nghĩa cho các thành phần khác trong câu như động từ (verb), trạng từ (adverb), hoặc tính từ (adjective).

Có 6 loại mệnh đề trạng ngữ thường trong tiếng Anh gồm:

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (Adverbial clause of Time) diễn tả mối tương quan thời gian giữa hai mệnh đề chính phụ, cần chú ý về sự hoà hợp thì khi sử dụng loại mệnh đề này.

Ví dụ: As soon as you arrive at the appointment, please contact me via this number: Ngay sau khi bạn đến điểm hẹn, vui lòng liên hệ với tôi qua số này.

→ Mệnh đề trạng ngữ là “As soon as you arrive at the appointment”.

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn (Adverbial clause of Place) dùng để diễn tả sự tương quan về vị trí và thời điểm của các sự vật/sự kiện được đề cập ở mệnh đề chính.

Ví dụ: He can remember everywhere they had visited in their last summer’s trip: Anh ấy có thể nhớ mọi nơi họ đã đến trong chuyến du lịch mùa hè năm ngoái.

→ Mệnh đề trạng ngữ “everywhere they had visited” bổ sung thông tin về nơi chốn.

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (Adverbial clause of Purpose) diễn tả mục đích hướng đến của mệnh đề chính.

Ví dụ: My teacher gives me a lot of homework so that I can improve my writing skill: Giáo viên của tôi cho tôi rất nhiều bài tập về nhà để tôi có thể cải thiện kỹ năng viết của mình.

→ Mệnh đề trạng ngữ là “so that I can improve my writing skill”.

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả (Adverbial clause of Result) dùng để chỉ kết quả do hành động trong mệnh đề chính gây ra.

Ví dụ: It’s such a good filmthat I can remember every detail of it. (Đó là một bộ phim hay đến nỗi tôi có thể nhớ từng chi tiết của nó.

→ Mệnh đề trạng ngữ là “that I can remember every detail of it” chỉ kết quả của hành động “It’s such a good film”.

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Adverbial clause of Reason) diễn tả mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế trong mệnh đề.

Ví dụ: On account of the fact that my legs are broken, I can’t compete in the game tomorrow. (Do bị gãy chân nên tôi không thể thi đấu trận ngày mai.

→ Mệnh đề trạng ngữ “On account of the fact that my legs are broken” chỉ lý do cho hành động “I can’t compete in the game tomorrow” của mệnh đề chính.

  • Mệnh đề chỉ sự nhượng bộ (Adverbial clause of Concession) mô tả sự tương phản về mặt ý nghĩa giữa hành động trong mệnh đề chính và mệnh đề phụ của câu.

Ví dụ: Although I bought this book many years ago, it is still in good condition. (Mặc dù tôi đã mua cuốn sách này nhiều năm trước, nhưng nó vẫn còn trong tình trạng tốt.

→ Mệnh đề trạng ngữ là “Although I bought this book many years ago”.

Mệnh đề tính từ (Adjective clause)

mệnh đề trong tiếng anh

Mệnh đề tính từ trong tiếng Anh

Mệnh đề tính từ, hay còn gọi là mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh, là một mệnh đề đứng ngay sau một danh từ mà nó thay thế, có chức năng bổ nghĩa cho danh từ đó.

Mệnh đề tính từ chia thành 2 loại chính:

  • Mệnh đề tính từ không xác định: là mệnh đề bổ sung ý nghĩa cho câu không nhất thiết phải có mặt trong câu. Mệnh đề này được phân tách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy trước đại từ/trạng từ quan hệ của chúng.

Ví dụ: America earned 1.7 million euros from coffee sales, which made it the most profitable country: Mỹ kiếm được 1,7 triệu euro từ việc bán cà phê, khiến nước này trở thành quốc gia có lợi nhuận cao nhất.

→ Mệnh đề tính từ “which made it the most profitable country” bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề chính, khi bỏ mệnh đề này khỏi câu, câu không mất đi ý nghĩa cơ bản.

  • Mệnh đề tính từ xác định: là mệnh đề đóng vai trò cần thiết trong việc biểu đạt nghĩa của câu. Khi bỏ mệnh đề này ra khỏi câu, câu sẽ diễn đạt một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Ví dụ: Japan is the country that sold the most coffee: Nhật Bản là quốc gia bán nhiều cà phê nhất.

→ Mệnh đề tính từ là “that sold the most coffee”, khi bỏ mệnh đề này ra khỏi câu nghĩa của câu sẽ bị thay đổi hoàn toàn.

Mệnh đề điều kiện (Conditional Clauses)

Mệnh đề điều kiện (Conditional Clauses) hay còn được biết đến với tên gọi Mệnh đề If (If-Clauses). Loại mệnh đề này thường để mô tả một sự việc hay tình huống nào đó mà người nói/viết không chắc chắn có xảy ra hoặc là sự thật hay không.

Có 4 loại câu điều kiện trong tiếng Anh, tương ứng với 4 loại mệnh đề điều kiện khác nhau:

  • Câu điều kiện loại 0 (Zero Conditional): Mệnh đề If , Mệnh đề chính: If + cấu trúc của thì hiện tại đơn, cấu trúc của thì hiện tại đơn.

Ví dụ: If you heat ice, it melts: Nếu bạn làm nóng đá, nó sẽ tan chảy.

  • Câu điều kiện loại 1 (First Conditional): Mệnh đề If , Mệnh đề chính: If + cấu trúc của thì hiện tại đơn, S + will/can/may/must + động từ nguyên mẫu.

Ví dụ: If you don’t hurry, you will miss the train: Nếu bạn không nhanh chân, bạn sẽ bị lỡ chuyến tàu.

  • Câu điều kiện loại 2 (Second Conditional Sentence): Mệnh đề If , Mệnh đề chính: If + cấu trúc của thì quá khứ đơn, S + would/could/might + động từ nguyên mẫu.

Ví dụ: If I could speak Italian, I would be working in Italy: Nếu tôi có thể nói tiếng Ý, tôi sẽ làm việc ở Ý.

  • Câu điều kiện loại 3 (Third Conditional Sentence): Mệnh đề If , Mệnh đề chính: If + cấu trúc của thì quá khứ hoàn thành, S + would/could/might +have + quá khứ phân từ.

Ví dụ: If you had studied harder, you would have passed the exam: Nếu bạn học chăm chỉ hơn, bạn đã có thể vượt qua kỳ thi.

Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin: Chi tiết các loại mệnh đề trong tiếng Anh không thể bỏ qua. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin Giáo dục hữu ích khác.

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

HSK 6 là gì? Học HSK 6 mất bao lâu?

HSK 6 là cấp độ cao nhất trong HSK và là trình độ nhiều người học tiếng Trung mơ ước. Vậy học HSK 6 mất bao lâu? Bài viết hôm nay ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ bật mí chi tiết toàn bộ thông tin về HSK 6, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Tổng hợp các cấu trúc câu trong tiếng Trung thông dụng nhất

Khi học tiếng Trung, việc nắm chắc cấu trúc ngữ pháp cơ bản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp đến bạn các cấu trúc câu trong tiếng Trung thông dụng nhất để giúp các bạn dễ dàng hơn trong giao tiếp tiếng Trung và chinh phục các kỳ thi HSK, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Cách Đọc, Cách Viết Và Cách Sử Dụng Số Đếm Tiếng Nhật

Khi bạn học bất kỳ ngôn ngữ nào, số đếm là một trong những kiến thức nền tảng cơ bản nhất cần nhớ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ giúp bạn tìm hiểu về số đếm tiếng Nhật, cùng theo dõi ngay nhé!

TOPIK 6 là gì? Mất bao lâu để đạt TOPIK 6?

TOPIK 6 là trình độ cao cấp nhất sử dụng tiếng Hàn, việc sở hữu chứng chỉ TOPIK 6 mang lại cho các bạn nhiều cơ hội công việc. Vậy học TOPIK 6 cần bao nhiêu từ vựng? Mất bao lâu để đạt TOPIK 6? Bài viết hôm nay ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ bật mí chi tiết toàn bộ thông tin về TOPIK 6, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật thông dụng nhất

Bạn là người học tiếng Nhật, bên cạnh lượng từ vựng cần sở hữu thì vốn kiến thức về ngữ pháp là một phần không thể thiếu. Trong bài viết hôm nay ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài sẽ tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật thông dụng nhất, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Học HSK 5 mất bao lâu? HSK 5 cần bao nhiêu từ vựng?

HSK 5 là trình độ cao cấp sử dụng tiếng Trung, việc sở hữu chứng chỉ HSK 5 sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội công việc. Vậy học HSK 5 mất bao lâu? HSK 5 cần bao nhiêu từ vựng? Bài viết hôm nay ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gỏn sẽ bật mí chi tiết toàn bộ về bài thi HSK 5, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

TOPIK 5 là gì? học TOPIK 5 mất bao lâu?

TOPIK 5 là trình độ tiếng Hàn nhiều người học mơ ước. Vậy bạn có biết bao nhiêu điểm đạt TOPIK 5? Học TOPIK 5 mất bao lâu? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về trình độ TOPIK 5 tiếng Hàn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

TOPIK 4 tiếng Hàn là gì? Học TOPIK 4 mất bao lâu?

Chứng chỉ TOPIK 4 là mơ ước của nhiều bạn khi có dự định du học, mong muốn có nhiều cơ hội việc làm tốt. Vậy bạn đã nắm chắc TOPIK 4 là gì? Học TOPIK 4 mất bao lâu? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về trình độ TOPIK 4 tiếng Hàn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Tổng hợp từ vựng tiếng Hàn trong công xưởng

Để học giỏi tiếng Hàn, điều bạn cần phải làm đầu tiên đó chính là nắm vững từ vựng - một trong số các tiêu chí tiên quyết và quan trọng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp từ vựng tiếng Hàn trong công xưởng nhằm giúp phục vụ cho nhu cầu công việc hàng ngày hay chuẩn bị cho các vị trí công việc trong tương lai của bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Tổng hợp mẫu câu tiếng Hàn giao tiếp trong công việc

Hiện nay các tập đoàn lớn của Hàn Quốc không ngừng mở rộng sang thị trường Việt Nam. Do đó nhu cầu về nguồn nhân lực đã tạo ra cơ hội việc làm rất lớn. Nhằm giúp các bạn phát triển sự nghiệp trong các công ty Hàn Quốc, chúng tôi sẽ tổng hợp mẫu câu tiếng Hàn giao tiếp trong công việc qua bài viết dưới đây. Mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi!