Cấu trúc và cách dùng câu điều kiện trong tiếng Anh

2024-03-07 09:21:36

Câu điều kiện trong tiếng Anh là loại câu quan trọng được sử dụng khá phổ biến. Loại ngữ pháp này có tính chất đa dạng, khiến người dùng dễ nhầm lẫn và gặp khó khăn để sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm. Trong bài viết dưới đây Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin về câu điều kiện trong tiếng Anh, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi!

Câu điều kiện trong tiếng Anh là gì?

Câu điều kiện trong tiếng Anh (Conditional sentences) là dạng câu được sử dụng để đưa ra giả thiết về một sự việc có thể xảy ra, hoặc điều mong muốn xảy ra.

câu điều kiện trong tiếng anh

Câu điều kiện tron tiếng Anh

Trong tiếng Anh, một câu điều kiện thường có cấu trúc gồm hai mệnh đề:

  • Mệnh đề chính hay gọi là mệnh đề kết quả;
  • Mệnh đề chứa "if" là mệnh đề phụ/mệnh đề điều kiện, mệnh đề này diễn tả điều kiện để mệnh đề chính thành sự thật.

Ví dụ:

  • If you drink much alcohol, your health suffers: Nếu bạn uống nhiều rượu, sức khỏe của bạn sẽ giảm sút;
  • If you study hard enough, you will pass the university entrance exam: Nếu bạn học hành đủ chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi đầu vào đại học.

Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, tùy vào từng điều kiện tình huống sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra trong trường hợp nhất định mà câu điều kiện được chia thành nhiều dạng.

Dưới đây là tổng hợp cách dùng và cấu trúc các câu điều kiện trong tiếng Anh cho bạn tham khảo, cùng theo dõi nhé:

câu điều kiện trong tiếng anh

Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh

1. Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 (Zero Conditional) dùng để diễn đạt điều kiện luôn đúng, diễn tả thói quen có thể xảy ra ở hiện tại hay những sự thật hiển nhiên.

Cấu trúc câu điều kiện loại 0:

  • If + S + V (-s / -es), S + V (-s / -es).

Ví dụ:

  • If you heat chocolate, it melts: Nếu bạn đun socola, nó sẽ tan chảy
  • Get a taxi home if I stay out late night: Tôi sẽ về nhà bằng taxi nếu tôi ở ngoài muộn vào ban đêm.

Hoặc có thể thay "if" bằng "when" câu sẽ không đổi nghĩa:

  • Plants die when they don’t have enough water: Thực vật sẽ chết khi nó không có đủ nước
  • When plants don’t have enough water, they die: Khi thực vật không có đủ nước, nó sẽ chết.

Câu điều kiện loại 0 còn có thể sử dụng để đưa ra lời đề nghị, hay chỉ dẫn, như:

  • If you go home, turn off the lights: Nếu bạn về nhà hãy tắt đèn
  • Call me if you’re not sure what to do: Gọi tôi nếu bạn không chắc phải làm gì.

2. Câu điều kiện loại 1 

Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả một sự việc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Cấu trúc câu điều kiện loại 1:

  • If + S + V (-s / -es), S + will/can/may (not) + V.

Ví dụ:

  • If the weather is fine, I will go swimming tomorrow: Nếu thời tiết bình thường tôi sẽ đi bơi vào ngày mai
  • Tom will prepare breakfast if Sarah is sleeping: Tom sẽ chuẩn bị bữa sáng nếu Sara đang ngủ.

Các bạn có thể dùng "should" trong mệnh đề phụ để diện tả khả năng xảy ra của sự việc chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên.

  • If I should see Alex’s key somewhere, I will return it to him: Nếu tôi nhìn thấy chìa khóa Alex ở đâu, tôi sẽ trả lại anh ấy.
  • I will tell him the good news if I should see him: Tôi sẽ báo anh ấy tin tốt nếu tôi thấy anh ấy.

Chú ý:

  • Mệnh đề điều kiện ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy
  • Ở mệnh đề chính có thể thay will bằng các modal verbs khác
  • Dùng "when" khi điều kiện chắc chắn xảy ra
  • Dùng "if" khi điều kiện có thể xảy ra.

3. Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 là dạng câu dùng khi bạn muốn diễn tả một giả thiết không có thật trong hiện tại và dẫn đến kết quả cũng không có thật.

Cấu trúc câu điều kiện loại 2:

  • If S + V quá khứ đơn, S + would/ could/ might + V nguyên thể.

Chú ý:

  • Quá khứ của "to be" là "were" được chia với tất cả chủ ngữ
  • Biến thể: Chuyển thành thì Quá khứ tiếp diễn hoặc would be V_ing để nhấn mạnh sự tiếp diễn của hành động 2.

Ví dụ:

  • If I were taller, I would be a model: Nếu tôi cao hơn, tôi sẽ trở thành người mẫu
  • If he were buying a new computer, I would send him a promotional code: Nếu anh ấy định mua một chiếc máy tính mới thì tôi sẽ gửi anh ấy mã giảm giá
  • If I were you, I would not join that cooking class: Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không tham gia lớp nấu ăn đó.

4. Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn tả điều kiện không có thật, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ.

Cấu trúc câu điều kiện loại 3:

  • If + S + had + V3/Ved, S + would/could/… + have + V3/Ved.

Ví dụ:

  • If he had stayed at home last night, he wouldn’t have met her: Nếu anh ấy ở nhà đêm qua anh ấy đã không gặp cô ấy
  • If I had done my homework, I wouldn’t have been punished: Nếu tôi hoàn thành bài tập về nhà thì tôi đã không bị phạt.

5. Câu điều kiện hỗn hợp trong tiếng Anh

câu điều kiện trong tiếng anh

Câu điều kiện hỗ hợp trong tiếng Anh

>>Xem thêm: Tổng Hợp Các Loại Câu Trong Tiếng Anh Thông Dụng Nhất

5.1. Câu điều kiện hỗn hợp loại 3 - 2

Diễn tả hành động không xảy ra ở quá khứ, dẫn đến kết quả không xảy ra ở hiện tại.

Công thức:

  • If + S + had + V3/ed +…, S + would + V-inf.

Ví dụ:

  • If I had had the map, I wouldn’t lost. If I had had the map, I wouldn’t lost: Nếu tôi có bản đồ thì đã không bị lạc
  • If I had worked harder, then I would be successful: Nếu tôi làm việc chăm chỉ thì tôi đã thành công rồi.

5.2. Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 - 3

Giả thiết trái với sự thật không thể thay đổi dẫn đến hành động không thể xảy ra trong quá khứ.

Công thức:

  • If + S + Ved/P2 +…, S + would have + Ved/P3.

Ví dụ:

  • If I were you, I would have passed final exam: Nếu tôi là bạn, tôi đã vượt qua kỳ thi cuối kì
  • If I bought the computer, I would have been a computer engineer: Nếu tôi mua máy tính thì tôi đã trở thành một kỹ sư máy tính.

Lưu ý cách dùng câu điều kiện

1. Nếu mệnh đề phụ trong câu điều kiện ở dạng phủ định, có thể sử dụng "unless" thay cho "if not".

Ví dụ:

  • If it doesn’t rain, I won’t bring an umbrella: Nếu trời không mưa tôi sẽ không mang ô.

       -> Unless it rains, I will bring an umbrella: Trừ khi trời mưa thì tôi sẽ mang ô.

2. Trong câu điều kiện loại 1, có thể sử dụng thì tương lai đơn cho mệnh đề if nếu mệnh đề này xảy ra sau mệnh đề chính.

Ví dụ:

  • If you’ll wake me up at 8 a.m, I will take you to the bookstore: Nếu bạn gọi tôi dậy lúc 8 giờ, tôi sẽ đưa bạn đến hiệu sách.

3. Cách dùng câu điều kiện loại 2 và loại 3 tương đương với cấu trúc wish và cấu trúc would rather, nhằm thể hiện sự tiếc nuối hoặc trách móc.

Ví dụ:

  • If I had learned harder, I would not have failed my exam: Nếu tôi học hành chăm chỉ hơn có lẽ tôi đã không trượt kỳ thi.

       -> I wish I had learned harder: Ước gì tôi đã học hành chăm chỉ hơn.

4. Provided (that)/ providing (that): Miễn là.

Ví dụ:

  • I can hang out with my friend providing that I inform my parents of my whereabouts: Tôi có thể đi chơi với bạn miễn là tôi báo cho bố mẹ biết tôi ở đâu.

5. On condition that: Với điều kiện là.

Ví dụ:

  • Tom’ll cook you a meal on condition that you wash a dishes afterwards: Tôm sẽ nấu ăn cho bạn với điều kiện sau đó bạn rửa bát.

Trên đây là chia sẻ thông tin về Câu điều kiện trong tiếng Anh mà chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng bài viết hữu ích giúp bạn đọc nắm vững về cấu trúc các loại câu điều kiện trong tiếng Anh cùng việc sử dụng phù hợp ngữ cảnh. Chúc các bạn học tập thật tốt!

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

HSK 6 là gì? Học HSK 6 mất bao lâu?

HSK 6 là cấp độ cao nhất trong HSK và là trình độ nhiều người học tiếng Trung mơ ước. Vậy học HSK 6 mất bao lâu? Bài viết hôm nay ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ bật mí chi tiết toàn bộ thông tin về HSK 6, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Tổng hợp các cấu trúc câu trong tiếng Trung thông dụng nhất

Khi học tiếng Trung, việc nắm chắc cấu trúc ngữ pháp cơ bản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp đến bạn các cấu trúc câu trong tiếng Trung thông dụng nhất để giúp các bạn dễ dàng hơn trong giao tiếp tiếng Trung và chinh phục các kỳ thi HSK, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Cách Đọc, Cách Viết Và Cách Sử Dụng Số Đếm Tiếng Nhật

Khi bạn học bất kỳ ngôn ngữ nào, số đếm là một trong những kiến thức nền tảng cơ bản nhất cần nhớ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ giúp bạn tìm hiểu về số đếm tiếng Nhật, cùng theo dõi ngay nhé!

TOPIK 6 là gì? Mất bao lâu để đạt TOPIK 6?

TOPIK 6 là trình độ cao cấp nhất sử dụng tiếng Hàn, việc sở hữu chứng chỉ TOPIK 6 mang lại cho các bạn nhiều cơ hội công việc. Vậy học TOPIK 6 cần bao nhiêu từ vựng? Mất bao lâu để đạt TOPIK 6? Bài viết hôm nay ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ bật mí chi tiết toàn bộ thông tin về TOPIK 6, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật thông dụng nhất

Bạn là người học tiếng Nhật, bên cạnh lượng từ vựng cần sở hữu thì vốn kiến thức về ngữ pháp là một phần không thể thiếu. Trong bài viết hôm nay ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài sẽ tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật thông dụng nhất, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Học HSK 5 mất bao lâu? HSK 5 cần bao nhiêu từ vựng?

HSK 5 là trình độ cao cấp sử dụng tiếng Trung, việc sở hữu chứng chỉ HSK 5 sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội công việc. Vậy học HSK 5 mất bao lâu? HSK 5 cần bao nhiêu từ vựng? Bài viết hôm nay ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gỏn sẽ bật mí chi tiết toàn bộ về bài thi HSK 5, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

TOPIK 5 là gì? học TOPIK 5 mất bao lâu?

TOPIK 5 là trình độ tiếng Hàn nhiều người học mơ ước. Vậy bạn có biết bao nhiêu điểm đạt TOPIK 5? Học TOPIK 5 mất bao lâu? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về trình độ TOPIK 5 tiếng Hàn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

TOPIK 4 tiếng Hàn là gì? Học TOPIK 4 mất bao lâu?

Chứng chỉ TOPIK 4 là mơ ước của nhiều bạn khi có dự định du học, mong muốn có nhiều cơ hội việc làm tốt. Vậy bạn đã nắm chắc TOPIK 4 là gì? Học TOPIK 4 mất bao lâu? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về trình độ TOPIK 4 tiếng Hàn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Tổng hợp từ vựng tiếng Hàn trong công xưởng

Để học giỏi tiếng Hàn, điều bạn cần phải làm đầu tiên đó chính là nắm vững từ vựng - một trong số các tiêu chí tiên quyết và quan trọng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp từ vựng tiếng Hàn trong công xưởng nhằm giúp phục vụ cho nhu cầu công việc hàng ngày hay chuẩn bị cho các vị trí công việc trong tương lai của bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Tổng hợp mẫu câu tiếng Hàn giao tiếp trong công việc

Hiện nay các tập đoàn lớn của Hàn Quốc không ngừng mở rộng sang thị trường Việt Nam. Do đó nhu cầu về nguồn nhân lực đã tạo ra cơ hội việc làm rất lớn. Nhằm giúp các bạn phát triển sự nghiệp trong các công ty Hàn Quốc, chúng tôi sẽ tổng hợp mẫu câu tiếng Hàn giao tiếp trong công việc qua bài viết dưới đây. Mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi!