Hệ Thống Ngữ Âm Tiếng Trung

2023-08-23 10:01:03

Tiếng Trung là chữ tượng hình nên có hệ thống phiên âm quốc tế bằng chữ Latin để đọc nó. Cùng tìm hiểu ngữ âm tiếng Trung để nói thành thạo như người bản xứ qua bài viết dưới đây nhé!

Ngữ âm tiếng Trung là gì?

ngữ âm tiếng trung
Ngữ âm trong tiếng Trung

Ngôn ngữ là một trong những thứ quan trọng, là phương tiện để con người trao đổi và giao tiếp mỗi ngày. Cùng với sự hội nhập, phát triển không ngừng, ngành Ngôn ngữ Trung dần trở thành ngôn ngữ được các sinh viên lựa chọn khá phổ biến ở nước ta.

Ngữ âm tiếng Trung là khái niệm quan trọng để giúp bạn trở thành bậc thầy giao tiếp như người bản xứ. Ngữ âm bao gồm ngữ điệu và âm thanh.

Cách đọc và phát âm ngữ âm hiệu quả

Cách phát âm của vận mẫu (nguyên âm)

Hệ thống ngữ âm tiếng Trung có 36 nguyên âm gồm:

- 6 nguyên âm đơn;

- 13 nguyên âm kép;

- 16 nguyên âm mũi;

- 1 nguyên âm uốn lưỡi.

ngu-am-tieng-trung
Cách phát âm nguyên âm thế nào?

>>Xem thêm: 214 Bộ Thủ Tiếng Trung Cách Học Siêu Nhanh Siêu Dễ Nhớ

Nguyên âm đơn

a – Cách phát âm – mồm há to, lưỡi xuống thấp. Là nguyên âm dài, không tròn môi.

o – Cách phát âm – mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi tròn, phát âm giống chữ "ô" của tiếng Việt.

e – Cách phát âm – môi há vừa, lưỡi lùi về sau, nâng hơi cao, không tròn môi. Cách phát âm hơi giống "ơ" và ‘’ưa’’ trong tiếng Việt.

i – Cách phát âm – là nguyên âm dài không tròn môi, lưỡi nâng sát ngạc cứng, phát âm hơi giống "i" của tiếng Việt.

u – Cách phát âm – miệng hé, môi tròn, lưỡi ở vị trí cao, đọc giống như "u" trong tiếng Việt.

ü – Cách phát âm – môi tròn, độ mở của miệng gần giống như phát âm "u".

Nguyên âm kép

ai – Cách phát âm gần giống âm "ai" trong tiếng Việt.

ei – Cách phát âm gần giống "ây" trong tiếng Việt.

ao – Cách phát âm gần giống "ao" trong tiếng Việt.

ou – Cách phát âm gần giống "âu" trong tiếng Việt.

ia – Cách phát âm tương tự "ia" trong tiếng Việt.

ie – Cách phát âm gần như "iê" trong tiếng Việt.

ua – Cách phát âm gần giống "oa" trong tiếng Việt.

uo – Cách phát âm như "ua" trong tiếng Việt.

üe – Cách phát âm giống "uê" trong tiếng Việt.

iao – Cách phát âm giống "eo" trong tiếng Việt.

iou – Cách phát âm na ná "yêu" trong tiếng Việt.

uai – Cách phát âm giống "oai" trong tiếng Việt.

uei – Cách phát âm giống "uây" trong tiếng Việt.

Nguyên âm mũi

an – Cách phát âm gần giống "an" trong tiếng Việt.

en – Cách phát âm gần như "ân" trong tiếng Việt.

in – Cách phát âm giống "in" trong tiếng Việt.

ün – Cách phát âm giống "uyn" trong tiếng Việt.

ian – Cách phát âm như "iên" trong tiếng Việt.

uan – Cách phát âm giống "oan" trong tiếng Việt.

üan – Cách phát âm giống "oen" trong tiếng Việt.

uen – Cách phát âm na ná "uân" trong tiếng Việt.

ang – Cách phát âm gần giống "ang" của tiếng Việt.

eng – Cách phát âm gần như "âng" của tiếng Việt.

ing – Cách phát âm gần giống "inh" trong tiếng Việt.

ong – Cách phát âm giống "ung" của tiếng Việt.

iong – Cách phát âm giống như "i + ung" của tiếng Việt.

ing – Cách phát âm gần như "eng" của tiếng Việt.

uang – Cách phát âm gần giống "oang" của tiếng Việt.

ueng – Cách phát âm như "uâng" trong tiếng Việt.

Nguyên âm uốn lưỡi

Khi phát âm er, đặt lưỡi ở vị trí phát âm e, sau đó nâng cong lưỡi lên thì phát âm. Là một nguyên âm đặc biệt, không thể ghép với bất cứ nguyên âm và phụ âm nào.

Cách phát âm của thanh mẫu (phụ âm)

Hệ thống ngữ âm tiếng Trung gồm 21 phụ âm:

- 3 phụ âm kép;

- 18 phụ âm đơn;

- 1 phụ âm uốn lưỡi.

Nhóm âm hai môi và răng môi

b – Khi phát âm dùng hai môi khép chặt, sau đó hai môi bật nhanh để phát luồng hơi ra ngoài.

p – Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi.

m – Cách phát âm gần giống "m" trong tiếng Việt, là âm hữu thanh.

f – Khi phát âm môi dưới dính nhẹ với răng trên, là một âm sát, vô thanh.

Nhóm âm đầu lưỡi

d – Khi đọc đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sau đó bống hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra.

t –Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm gần giống "th" trong tiếng Việt.

n – Phát âm đầu lưỡi dính vào lợi trên, là một âm mũi, hữu thanh.

l – Là âm biên, hữu thanh. Cách phát âm gần giống "l"trong tiếng Việt.

Nhóm âm cuống lưỡi

g – Khi phát âm gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, không khí từ hang mồm thoát ra.

k – Cách phát âm gần giống "kh" trong tiếng Việt.

h – Là âm xát, vô thanh. Cách phát âm gần giống "h" trong tiếng Việt.

Nhóm âm đầu lưỡi trước

z – Cách phát âm đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra, luồng không từ giữ thoát ra. Là một âm bán tắc.

c – Là âm vô thanh, có bật âm.

s – Cách đọc âm hơi giống "x" trong tiếng Việt.

ngu-am-tieng-trung
Cách phát âm của thanh mẫu

>>Xem thêm: Cách Sử Dụng Ngữ Pháp Tiếng Trung

Nhóm âm đầu lưỡi sau

zh – Lúc phát âm hơi giống "tr" trong tiếng Việt.

ch – Là âm phụ kép, cách phát âm phải uốn lưỡi.

sh – Cách phát âm hơi giống "s" trong tiếng Việt.

r – Cách phát âm đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm theo một đường nhỏ và hẹp.

Nhóm âm mặt lưỡi

j – Không bật hơi, phát âm gần như "ch".

q – Cách phát âm – mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra.

x – Phát âm gần như "x" trong tiếng Việt.

Trên đây Khoa Ngôn Ngữ Trung - Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã tổng hợp chi tiết về ngữ âm tiếng Trung cùng những quy tắc phát âm. Để nói chuẩn như người bản xứ, hãy đọc kỹ và thường xuyên luyện tập nhé. Chúc bạn thành công!

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

Biệt Danh Cho Bạn Thân Bằng Tiếng Trung

Gọi nhau bằng biệt danh là trào lưu của giới trẻ khi bày tỏ tình cảm với những mối quan hệ xung quanh. Cùng chúng tôi tìm hiểu biệt danh cho bạn thân bằng tiếng Trung qua bài viết dưới đây nhé!

Cách Sử Dụng Ngữ Pháp Tiếng Trung Hiệu Quả Nhất

Việc học tốt ngữ pháp sẽ giúp bạn không nhầm lẫn giữa các thành phần câu. Hãy cùng tìm hiểu kiến thức về cách sử dụng ngữ pháp tiếng Trung qua bài viết hôm nay nhé!

Giáo Trình 301 Câu Đàm Thoại Tiếng Trung

Mới bắt đầu học thì giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Trung là cuốn sách giúp ích nhất. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về chủ đề được thiết kế trong sách nhé!

Liệu ngôn ngữ Trung có phù hợp với bạn không?

Trung Quốc đã và đang là quốc gia được biết đến có nền lịch sử lâu đời, một trong những nước phát triển nhất Châu Á và thế giới. Công việc tương lại rộng mở, chính những điều này đã thu hút không ít bạn trẻ quan tâm đến ngành Ngôn ngữ Trung. Tuy vậy, việc lựa chọn ngành học cũng cần phải hiểu rõ những đặc điểm, để biết bản thân bạn có phù hợp với ngành Ngôn ngữ Trung hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Những thông tin mới nhất về học phí ngành Ngôn ngữ Trung 2024

Khi tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Trung, bên cạnh chương trình học, chất lượng đào tạo, hay cơ hội việc làm thì học phí cũng là vấn đề phụ huynh và thí sinh quan tâm. Vậy học phí ngành Ngôn ngữ Trung là bao nhiêu? Cùng chúng tôi cập nhật những thông tin mới nhất về học phí ngành Ngôn ngữ Trung 2024 qua bài viết dưới đây.

Biệt Danh, Nickname Tiếng Trung Hay Và Ý Nghĩa

Ngoài tên chính thì hiện nay nhiều người còn đặt thêm nickname tiếng Trung để phản ánh tính cách, đặc điểm mỗi người. Cùng tìm hiểu biệt danh tiếng Trung dễ thương cho nam, nữ, người yêu hay nhé!

Cách Học Tiếng Trung Dễ Nhớ Hiệu Quả

Theo đuổi đam mê tiếng Trung, bạn chưa biết cách học phù hợp. Theo dõi ngay bài dưới dưới đây để tìm được cách học tiếng Trung dễ nhớ hiệu quả dành cho bạn nhé!

Ngành Ngôn ngữ đang được khuyên học nhiều nhất hiện nay

Nên học tiếng gì, nên học ngôn ngữ nào trong tương lai hay học tiếng nào dễ xin việc nhất là những thắc mắc phổ biến của các bạn trẻ. Dưới đây là thông tin về ngành Ngôn ngữ đang được khuyên học nhiều nhất hiện nay. Mời quý bạn đón đọc!

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc học có khó không?

Với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, Tiếng Trung trở thành một trong những công cụ cần thiết để cạnh tranh trong thị trường lao động. Vậy “ Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc học có khó không?”. Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp để định hướng tương lai qua bài viết dưới đây.

Những thông tin về mã ngành Ngôn ngữ Trung

Sự hội nhập về văn hóa Việt – Trung khiến Ngôn ngữ Trung trở thành ngành học hấp dẫn với đa dạng các ứng dụng trong kinh tế, thương mại, công nghệ, dịch vụ, quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc luôn nằm trong top các ngành học được đăng ký nhiều nhất tại các trường Đại học, Cao đẳng. Bài viết dưới đây sẽ giúp những bạn đang có dự định theo học chuyên ngành này, có được thông tin chất lượng nhất về mã ngành Ngôn ngữ Trung cùng nội dung chương trình học. Cùng theo dõi nhé!