Tiếng Trung là chữ tượng hình nên có hệ thống phiên âm quốc tế bằng chữ Latin để đọc nó. Cùng tìm hiểu ngữ âm tiếng Trung để nói thành thạo như người bản xứ qua bài viết dưới đây nhé!
Ngôn ngữ là một trong những thứ quan trọng, là phương tiện để con người trao đổi và giao tiếp mỗi ngày. Cùng với sự hội nhập, phát triển không ngừng, ngành Ngôn ngữ Trung dần trở thành ngôn ngữ được các sinh viên lựa chọn khá phổ biến ở nước ta.
Ngữ âm tiếng Trung là khái niệm quan trọng để giúp bạn trở thành bậc thầy giao tiếp như người bản xứ. Ngữ âm bao gồm ngữ điệu và âm thanh.
Hệ thống ngữ âm tiếng Trung có 36 nguyên âm gồm:
- 6 nguyên âm đơn;
- 13 nguyên âm kép;
- 16 nguyên âm mũi;
- 1 nguyên âm uốn lưỡi.
>>Xem thêm: 214 Bộ Thủ Tiếng Trung Cách Học Siêu Nhanh Siêu Dễ Nhớ
a – Cách phát âm – mồm há to, lưỡi xuống thấp. Là nguyên âm dài, không tròn môi.
o – Cách phát âm – mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi tròn, phát âm giống chữ "ô" của tiếng Việt.
e – Cách phát âm – môi há vừa, lưỡi lùi về sau, nâng hơi cao, không tròn môi. Cách phát âm hơi giống "ơ" và ‘’ưa’’ trong tiếng Việt.
i – Cách phát âm – là nguyên âm dài không tròn môi, lưỡi nâng sát ngạc cứng, phát âm hơi giống "i" của tiếng Việt.
u – Cách phát âm – miệng hé, môi tròn, lưỡi ở vị trí cao, đọc giống như "u" trong tiếng Việt.
ü – Cách phát âm – môi tròn, độ mở của miệng gần giống như phát âm "u".
ai – Cách phát âm gần giống âm "ai" trong tiếng Việt.
ei – Cách phát âm gần giống "ây" trong tiếng Việt.
ao – Cách phát âm gần giống "ao" trong tiếng Việt.
ou – Cách phát âm gần giống "âu" trong tiếng Việt.
ia – Cách phát âm tương tự "ia" trong tiếng Việt.
ie – Cách phát âm gần như "iê" trong tiếng Việt.
ua – Cách phát âm gần giống "oa" trong tiếng Việt.
uo – Cách phát âm như "ua" trong tiếng Việt.
üe – Cách phát âm giống "uê" trong tiếng Việt.
iao – Cách phát âm giống "eo" trong tiếng Việt.
iou – Cách phát âm na ná "yêu" trong tiếng Việt.
uai – Cách phát âm giống "oai" trong tiếng Việt.
uei – Cách phát âm giống "uây" trong tiếng Việt.
an – Cách phát âm gần giống "an" trong tiếng Việt.
en – Cách phát âm gần như "ân" trong tiếng Việt.
in – Cách phát âm giống "in" trong tiếng Việt.
ün – Cách phát âm giống "uyn" trong tiếng Việt.
ian – Cách phát âm như "iên" trong tiếng Việt.
uan – Cách phát âm giống "oan" trong tiếng Việt.
üan – Cách phát âm giống "oen" trong tiếng Việt.
uen – Cách phát âm na ná "uân" trong tiếng Việt.
ang – Cách phát âm gần giống "ang" của tiếng Việt.
eng – Cách phát âm gần như "âng" của tiếng Việt.
ing – Cách phát âm gần giống "inh" trong tiếng Việt.
ong – Cách phát âm giống "ung" của tiếng Việt.
iong – Cách phát âm giống như "i + ung" của tiếng Việt.
ing – Cách phát âm gần như "eng" của tiếng Việt.
uang – Cách phát âm gần giống "oang" của tiếng Việt.
ueng – Cách phát âm như "uâng" trong tiếng Việt.
Khi phát âm er, đặt lưỡi ở vị trí phát âm e, sau đó nâng cong lưỡi lên thì phát âm. Là một nguyên âm đặc biệt, không thể ghép với bất cứ nguyên âm và phụ âm nào.
Hệ thống ngữ âm tiếng Trung gồm 21 phụ âm:
- 3 phụ âm kép;
- 18 phụ âm đơn;
- 1 phụ âm uốn lưỡi.
b – Khi phát âm dùng hai môi khép chặt, sau đó hai môi bật nhanh để phát luồng hơi ra ngoài.
p – Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi.
m – Cách phát âm gần giống "m" trong tiếng Việt, là âm hữu thanh.
f – Khi phát âm môi dưới dính nhẹ với răng trên, là một âm sát, vô thanh.
d – Khi đọc đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sau đó bống hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra.
t –Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm gần giống "th" trong tiếng Việt.
n – Phát âm đầu lưỡi dính vào lợi trên, là một âm mũi, hữu thanh.
l – Là âm biên, hữu thanh. Cách phát âm gần giống "l"trong tiếng Việt.
g – Khi phát âm gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, không khí từ hang mồm thoát ra.
k – Cách phát âm gần giống "kh" trong tiếng Việt.
h – Là âm xát, vô thanh. Cách phát âm gần giống "h" trong tiếng Việt.
z – Cách phát âm đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra, luồng không từ giữ thoát ra. Là một âm bán tắc.
c – Là âm vô thanh, có bật âm.
s – Cách đọc âm hơi giống "x" trong tiếng Việt.
>>Xem thêm: Cách Sử Dụng Ngữ Pháp Tiếng Trung
zh – Lúc phát âm hơi giống "tr" trong tiếng Việt.
ch – Là âm phụ kép, cách phát âm phải uốn lưỡi.
sh – Cách phát âm hơi giống "s" trong tiếng Việt.
r – Cách phát âm đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm theo một đường nhỏ và hẹp.
j – Không bật hơi, phát âm gần như "ch".
q – Cách phát âm – mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra.
x – Phát âm gần như "x" trong tiếng Việt.
Trên đây Khoa Ngôn Ngữ Trung - Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã tổng hợp chi tiết về ngữ âm tiếng Trung cùng những quy tắc phát âm. Để nói chuẩn như người bản xứ, hãy đọc kỹ và thường xuyên luyện tập nhé. Chúc bạn thành công!
Bạn đã biết giới thiệu bản thân bằng tiếng Trung chưa? Hôm nay chúng ta tìm hiểu và làm một văn bản tiếng Trung nói về sở thích bằng tiếng Trung nhé! Cùng bắt đầu nào!
Bạn chưa nắm vững những câu phỏng vấn tiếng Trung? Bạn đang cần cách phỏng vấn tiếng Trung ấn tượng nhất? Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để có kinh nghiệm nhé!
Việc học tốt ngữ pháp sẽ giúp bạn không nhầm lẫn giữa các thành phần câu. Hãy cùng tìm hiểu kiến thức về cách sử dụng ngữ pháp tiếng Trung qua bài viết hôm nay nhé!
Tiếng Trung là ngôn ngữ ngày càng được nhiều người sử dụng. Học tiếng Trung bạn có thể dễ dàng tìm được công việc ổn định, giáo viên tiếng Trung là một trong số đó. Vậy làm giáo viên tiếng Trung cần những kỹ năng nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Năm 2024, Nền kinh tế hội nhập 4.0 phát triển mạnh mẽ. Ngôn Ngữ Trung Quốc là một ngành cực hot với tỉ lệ đầu ra có việc làm đúng ngành đạt tới 98%. Nắm bắt được xu hướng đó Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn tiếp tục tuyển sinh và đào tạo ngành ngôn ngữ Trung Quốc với nhiều chương trình học bổng giúp các tân sinh viên yên tâm học tập và rèn luyện.
Bắt đầu học tiếng Trung, việc luyện viết ngôn ngữ này luôn khiến bạn đau đầu. Sau đây là 5 ứng dụng luyện viết tiếng Trung miễn phí tốt nhất, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới đây nhé!
Bạn yêu thích tiếng Trung và đam mê công việc giảng dạy thì chuyên ngành Sư phạm tiếng Trung sẽ là sự lựa chọn đúng đắn với bạn. Cùng tìm hiểu kỹ về ngành học này qua bài viết bên dưới nhé!
Trung Quốc đang là một trong những quốc gia dẫn đầu về việc đầu tư vào Việt Nam. Bởi thế, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Vậy chuẩn đầu ra ngành Ngôn ngữ Trung là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này nhé!
Để sử dụng thành thạo và phát triển kỹ năng tiếng Trung phục vụ cho học tập cũng như công việc sau này. Sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Ngôn ngữ Trung cần liên tục trau dồi, phát triển 5 kỹ năng nghe - nói - đọc - hiểu - viết tiếng Trung. Vậy làm sao để phát triển hài hòa và tốt nhất cả 5 kỹ năng này? Các em cùng tìm hiểu phương pháp ở bài viết dưới nhé!
Thời gian gần đây, khái niệm “Chương trình chất lượng cao” được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về ngành Ngôn ngữ Trung chất lượng cao qua bài viết dưới đây.