Đối với người Nhật Bản, văn hóa chào hỏi chính là một nét văn hóa đặc trưng với những quy tắc vô cùng nghiêm ngặt. Hành động cúi đầu của họ mang một ý nghĩa sâu sắc. Hãy cùng khoa Cao đẳng Ngôn ngữ Nhật - SIC tìm hiểu về nét đặc trưng trong cách chào hỏi của người Nhật qua bài viết dưới đây nhé.
Chúng ta đều biết, Nhật Bản là đất nước coi trọng lễ nghi và hình thức. Do đó, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc chào hỏi tại Nhật luôn có những nguyên tắc mà bạn bắt buộc phải tuân theo. Người Nhật Bản thường kết hợp với những câu nói quen thuộc sau khi kết thúc việc cúi đầu chào như "ohayo gozaimasu” hoặc “ohayo” với ý nghĩa “xin chào", “arigatou” với ý nghĩa “xin cảm ơn”.
Cúi chào trong văn hóa của người Nhật đơn giản chỉ để thể hiện lòng kính trọng của mình đối với người khác thông thường sẽ là một người lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị cao. Chính vì thế, nếu có ý định tới đây lao động xuất khẩu, học tập hay đi du lịch thì bạn nên chú ý một số những nguyên tắc cơ bản để không bị thất lễ, bất lịch sự như sau:
Nếu như các nước Phương Tây cúi chào nhau bằng cách bắt tay hoặc ôm hôn thì ở Nhật Bản người ta sẽ chào nhau bằng cách cúi người. Lý do là vì người Nhật Bản rất kiêng kỵ việc chạm vào cơ thể nhau. Văn hóa cúi chào ở Nhật Bản được gọi chung là Ojiri. Văn hóa này mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau và cũng phụ thuộc vào tình huống mà bạn cúi chào.
Ý nghĩa đầu tiên của văn hóa này chính là thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với người đối diện. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì văn hóa này chính là cầu nối giữa 2 người với nhau. Ngoài ra, văn hóa Ojiri còn rèn luyện tính cách giúp con người biết kính trên nhường dưới, sống có chuẩn mực và nhân phẩm tốt.
Khi bạn giao tiếp với người Nhật bạn cần biết rằng phải cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn. Đây là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối với người đó. Tư thế là 1 yếu tố rất quan trọng, khi bạn cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người từ phần eo (thắt lưng) trở lên và bạn phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại. Người Nhật tùy theo đối tượng mà phân thành các kiểu chào hỏi khác nhau như:
>>Xem thêm: Những Loại Chứng Chỉ Tiếng Nhật Thông Dụng Nhất Hiện Nay
Đây là kiểu Ojigi dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội. Nó thể hiện sự thân mật và nhẹ nhàng. Ở kiểu chào này, thân và mình của bạn chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông.
Có thể nói, Eshaku là điệu chào đơn giản nhất và được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật. Họ chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày và từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào.
So với Eshaku thì kiểu chào Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là Ojigi dùng trong chào hỏi với những người lớn tuổi hơn, cấp trên hoặc khách hàng, đối tác làm ăn,….
Khi thực hiện kiểu chào Keirei, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Với trường hợp bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm. Khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.
Đây là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người dân xứ sở hoa anh đào thường dùng Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như: Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…
Ngoài ra, kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản. Chúng ta có thế dễ dàng nhận thấy mức độ trang trọng của lời chào sẽ tỷ lệ thuận với độ cúi người. Ở kiểu chào Saikeirei, người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Thông thường, người Nhật Bản sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu.
Giao tiếp bằng mắt:
Không nói quá nhiều:
Cách vẫy tay:
Biếu quà:
>>Xem thêm: Cần Bao Lâu Để Có Thể Giao Tiếp Thành Thạo Tiếng Nhật?
Đối với người Nhật, trang phục cũng là một phần quan trọng trong văn hóa giao tiếp. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục sao cho phù hợp. Tuy vậy, họ luôn đề cao sự tế nhị, kín đáo trong trang phục. Đặc biệt hơn cả là việc giữ trang phục luôn sạch sẽ và không nhàu nát
Tại nơi làm việc, bạn nên mặc những bộ quần áo mang dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn kín đáo.
Tại những bữa tiệc xã giao, nam thường mặc một bộ vest đen đi kèm với cravat có màu sắc tinh tế. Nữ nên mặc váy, quần tây kèm áo sơ mi và mang giày cao gót.
Ngày nay, văn hóa Nhật ngày càng phát triển hơn và mở cửa hòa nhập hơn với nền văn hóa của thế giới. Chính vì thế, cách chào hỏi của người Nhật cũng có thay đổi chút ít. Những nghi thức cúi chào đã được giảm chi tiết hơn so với trước đây.
Các hành động Ojigi thường được chú trọng trong lần gặp đầu tiên hoặc khi gặp đối tác, tham gia những sự kiện quan trọng. Riêng với những người thân thiết, người quen, lời chào đôi khi chỉ là một cái gật đầu nhẹ hay một cái vẫy tay.
Đa phần các quốc gia khi giao tiếp thường nhìn thẳng mắt người đối diện để thể hiện sự tự tin. Tuy nhiên với người Nhật, việc này khá hạn chế. Nó được coi là hành vi bất lịch sự, khiếm nhã. Do đó, người Nhật sẽ nhìn vào các vật trung gian quanh người đối diện hoặc đơn giản là khẽ cúi đầu và nhìn nghiêng sang 1 bên.
Càng ngày đời sống xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn. Tuy vậy, không vì thế mà người Nhật quên đi cách cúi chào. Đây được xem là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người dân Nhật Bản. Vì thế, nếu có ý định tới xứ sở Phù Tang để học tập hay làm việc, bạn nên tìm hiểu thêm về cách chào của người Nhật để có thể ứng xử phù hợp nhất.
Trên đây, Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã giới thiệu với các bạn toàn bộ về nét đặc trưng trong cách chào hỏi của người Nhật. Chào là một nghi thức không thể thiếu trong giao tiếp hằng ngày, tưởng chừng như rất đơn giản. Nhưng ở Nhật Bản, bạn phải thật lưu ý và ghi nhớ để sử dụng các cách chào cho phù hợp. Hiện nay trong giao tiếp quốc tế, người Nhật cũng đã điều chỉnh cho phù hợp và giản lược cách chào của họ bằng cách bắt tay.
Phương pháp tự học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu là vấn đề được khá nhiều người tìm kiếm khi mới làm quen với ngôn ngữ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất để việc học tiếng Nhật trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh chương trình học, chất lượng đào tạo thì học phí ngành Ngôn ngữ Nhật cũng là vấn đề được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm khi đăng ký ngành học này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu toàn bộ thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nếu muốn học tiếng Nhật, ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật là bước đầu tiên bạn cần phải làm. Dưới đây là tổng hợp bảng chữ cái tiếng Nhật đầy đủ nhất. Chúng ta cùng tham khảo nhé!
Cũng giống như các ngành học về ngôn ngữ khác, ngành Ngôn ngữ Nhật nổi lên như một sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho những người có nhu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ nhằm đáp ứng các công việc cần có về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật. Vậy cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ Nhật như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới nhé!
Trong quá trình học tiếng Nhật, rất nhiều người không thể giao tiếp tốt do phát âm không chuẩn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn tất tần tật về các loại ngữ âm tiếng Nhật nhé!
Để có một CV tiếng Nhật hay và chuyên nghiệp không khó như bạn nghĩ. Để tăng cơ hội đỗ phỏng vấn, bạn nên tham khảo cách viết CV xin việc bằng tiếng Nhật chuẩn, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay dưới đây.
Bạn dự định đăng ký theo học chuyên ngành tiếng Nhật thương mại với mong muốn nói tiếng Nhật một cách chuyên nghiệp và giao tiếp hiệu quả trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, bạn lại chưa thực sự hiểu rõ về chuyên ngành này. Hãy cùng giải mã toàn bộ thông tin về chuyên ngành tiếng Nhật thương mại qua bài viết dưới đây.
Hiện nay, phương thức xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật đang được rất nhiều thí sinh yêu thích tiếng Nhật quan tâm và tìm hiểu. Vậy có những trường nào xét tuyển ngành Ngôn ngữ Nhật theo phương thức này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới.
Nhớ hết 214 bộ thủ Kanji là việc cực kỳ quan trọng giúp các bạn có thể hệ thống được kiến thức và tự tra cứu hán tự một cách dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu trọn bộ 214 bộ thủ trong tiếng Nhật qua bài viết dưới đây nhé!
Nếu bạn muốn học tiếng Nhật vừa hiệu quả mà lại tiết kiệm được chi phí thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi khám phá top ứng dụng học tiếng Nhật online miễn phí tốt nhất hiện nay nhé!