Như các bạn đã biết, cũng giống như tiếng Việt, trong tiếng Hàn cũng có rất nhiều phó từ. Mỗi loại phó từ lại có các chức năng đa dạng khác nhau. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phó từ trong tiếng Hàn qua bài viết bên dưới đây!
Phó từ trong tiếng Hàn là những từ chủ yếu đứng trước động từ, tính từ, trạng từ hay đứng ở đầu câu để bổ nghĩa cho những từ hay câu đó. Cũng có nghĩa là phó từ là những từ phụ đừng trước động từ, tình từ, trạng ngữ hoặc đầu câu để làm cho ý nghĩa của những từ và câu ấy rõ ràng, cụ thể hơn. Việc đặt sai của một phó từ trong một câu có thể gây nên sự nhầm lẫn về ý nghĩa câu.
Trong tiếng Hàn Quốc, việc nhiều phó từ thành phần xuất hiện cùng một lúc trong câu là điều rất phổ biến. Dưới đây, Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ chia sẻ một số đặc điểm và các loại phó từ trong tiếng Hàn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Phó từ chỉ thời gian là những phụ từ dùng để thể hiện ý nghĩa thời: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng. Điểm đặc biệt của các phó từ nhóm này là chúng không chỉ được dùng để thể hiện thời tuyệt đối mà còn có thể dùng để thể hiện thời tương đối.
Một số phó từ thời gian hay dùng:
1. 갑자기: đột nhiên, đột ngột, bất thình lình
2. 곧: ngay, ngay lập tức / sắp, ngay sau đây / tức là / chính là
3. 곧바로: ngay lập tức / theo hướng thẳng tiến / một mạch, liền ngay / liền kề, ngay cạnh
4. 곧장: liền, ngay tiếp theo / thẳng tiến, không dừng ở nơi nào
5. 그제야: phải đến lúc đấy
6. 금방: vừa mới đây, vừa khi nãy / ngay, sắp / tức thời, ngay
7. 급히: một cách gấp gáp, vội vàng, vội vã
8. 당시: lúc đó, thời đó, đương thời
9. 드디어: cuối cùng thì, kết cuộc thì, rốt cuộc thì, đi đến kết cục
10. 나날이: càng ngày càng
11. 내내: suốt, trong suốt, quanh, từ đầu dến cuối
12. 늘: luôn luôn
13. 마냥: liên tục, cứ thế, liên tiếp tới khi nào đó / no nê, thỏa thuê, thỏa sức / rất, quá, trên mức thông thường
14. 마침: đúng lúc, vừa may, vừa kịp, vừa khéo
15. 마침내: cuối cùng, kết cục, sau cùng
16. 막: vừa mới, ngay lúc này / vừa đúng lúc, đúng lúc / một cách dữ dội, dồn dập, nghiêm trọng / một cách tùy tiện, bừa bãi
17. 매일: mỗi ngày
18. 먼저: trước
19. 문득: bất chợt, bỗng dưng / đột nhiên, đột ngột
20. 미리: trước, sẵn
21. 미처: chưa, chưa đạt đến mức độ, hành động, suy nghĩ
22. 밤낮: suốt ngày đêm, cả ngày đêm, sớm khuya
23. 방금: vừa mới, vừa nãy, khi nãy / ngay bây giờ / tí nữa, chút nữa, lát nữa
24. 벌써: đã, rồi
25. 빨리: nhanh
26. 수시로: thường xuyên, thường, hay
27. 아직: vẫn, vẫn … chưa
28. 아직도: vẫn, vẫn chưa
29. 앞서: trước, sớm hơn, trước người khác
30. 어느덧: mới đó mà, trong lúc không biết thì đã …
31. 어느새: thoáng đã, bỗng chốc, giữa lúc không biết được thì đã …
32. 언제나: bất cứ lúc nào
33. 언제든지: bất cứ lúc nào
34. 언젠가: lúc nào đó
35. 얼른: nhanh chóng, mau chóng
36. 엊그제: mấy hôm trước
37. 우선: trước tiên, trước hết
38. 이따: lát nữa, chút nữa, chốc nữa
39. 이따가: lát nữa, chút nữa, chốc nữa
40. 이미: đã rồi
41. 이제: bây giờ, thời điểm đang nói / hiện giờ, thời gian bây giờ
42. 이제야: giờ đây mới, phải đến bây giờ, rốt cuộc phải đến bây giờ, phải đến thời điểm đang nói thì mới
43. 일찍: sớm
44. 일찍이: sớm / trước đây
45. 자꾸: cứ, liên tục
46. 자꾸만: cứ, cứ liên tục (nhấn mạnh của 자꾸)
47. 잠깐: một lúc, một lát, chốc lát
48. 잠시: một lúc, một lát, một chốc
49. 줄곧: liên tục, không ngừng
50. 지금: bây giờ, lúc này, lúc đang nói / hiện nay, hiện giờ, hiện tại
Phó từ chỉ tần số truyền đạt sự lặp lại của một hành động hay một trạng thái. Phó từ chỉ tần suất phổ biến gồm 때때로 (thỉnh thoảng), 가끔 (ít khi), 또 (cũng), 다시 (lại), 자주 – 항상 (thường xuyên), 늘 (luôn luôn).
Ví dụ :
Thường được dùng trong những trường hợp chung, mỗi trường hợp chỉ mang nghĩa duy nhất của nó.
Các trạng từ thường gồm : 모두 (tất cả), 다 (tất), 같이 (cùng), 함께 (cùng), 좀 (chút ít), 결코 (không bao giờ), 별로 (không hẳn), 여간 (bình thường, một chút), 절대로 (một cách tuyệt đối.)
Ví dụ:
나는 밖에 별로 나가고 싶지 않다: Tôi không hẳn là muốn đi ra ngoài.
저는 라면을 다 먹었어요: Tôi đã ăn hết tô mì.
Là loại phó từ mang nghĩa phủ định cho câu, cho động từ đằng sau nó.
Lưu ý: 그리, 전히, 별로, 결코, 여간, 절대로 chỉ được dùng trong câu phủ định. Vị trí của các phó từ phủ định so với các loại phó từ khác không được sử dụng một cách tự nhiên, linh động bằng.
>>Xem thêm: TOPIK Là Gì? Các Cấp Độ Trong TOPIK Tiếng Hàn
Phó từ chỉ mức độ là những từ đứng trước tính từ, bổ sung ý nghĩa và thể hiện mức độ về tính chất của chủ ngữ. Phó từ chỉ mức độ giúp câu trở nên có cảm xúc hơn, hay hơn.
Một số phó từ phổ biến chỉ mức độ trong tiếng Hàn:
1.꽤: kha khá, tương đối
2.상당히: kha khá, tương đối
3.약간: Hơi hơi, chú đỉnh
4.좀: một chút, hơi hơi
5.조금: một chút, hơi hơi
6.되게: thật sự rất
7.무지: thật rất
8.무척: thật rất
9.아주: Rất
10.매우: Rất
11.너무: Quá
12.정말: Thật sự
13.진짜: Thật sự
14.참: quả thực
15.완전(히): Hoàn toàn, tuyệt đối
16.굉장히: vô cùng, hết sức
17.대단히: Rất đỗi, vô cùng
18.엄청: vô cùng, ghê gớm
19.극히: Cực kỳ
20.몹시: Hết sức
21.가장: Nhất
22.제일: Nhất
Phó từ liên kết (접속부사) đóng vai trò kết nối từ với từ, câu và câu với nhau. Các phó từ liên kết trong trong tiếng Hàn ban đầu được hình thành bằng cách chia động từ như “그러하다, 그리하다” nhưng chúng đã trở thành một từ mới.
Liên kết nội dung câu trước và câu sau thành mối quan hệ đồng đẳng, mà không liên quan đến nội dung của 2 câu. Hoặc bổ sung nội dung mới cho câu trước.
“그리고” cũng được sử dụng trong trường hợp nội dung của câu trước và câu sau xảy ra theo thứ tự.
Được sử dụng khi câu trước trở thành điều kiện cho câu sau, được dùng để giải thích hay diễn giải vế trước ở vế sau.
Ví dụ:
나: 그래요? 그러면 수업을 시작합시다: Vậy à? Vậy thì bắt đầu tiết học nhé
니: 그러면 다른 걸로 시키죠: Nếu vậy thì gọi món khác đi
나: 아, 그렇습니까? 그러면 미리 예약을 합시다: A, vậy hả? Nếu vậy thì hãy đặt chỗ trước đi
Vế sau cho biết lý do hoặc nguyên nhân của vế trước.
Được sử dụng khi câu sau chỉ ra kết quả cho lý do của câu trước.
Được sử dụng trong trường hợp nội dung câu trước và câu sau đối lập hoặc mâu thuẫn với nhau. “그러나” có thể được thay thế bằng “그렇지만”.
Công nhận nội dung của câu trước. Tuy nhiên, nội dung của câu sau lại mâu thuẫn, đối lập với nội dung trước đó.
“그런데” còn được sử dụng để thay đổi, bổ sung hoặc giải thích nội dung của câu trước bằng ý khác.
>>Xem thêm: Ngữ Pháp Tiếng Hàn Nhập Môn Cho Người Mới Bắt Đầu
Thừa nhận hoặc nhượng bộ nội dung của câu trước nhưng thể hiện điều cần phải có câu sau. Ngoài ra, cũng dùng để chỉ ra trong câu sau những kết quả không thể dự đoán trước được bằng ngữ cảnh của câu trước.
Được sử dụng để kết nối nội dung của câu sau với hoạt động hoặc trạng thái của câu trước.
Được sử dụng để chỉ ra ở trong câu sau rằng bản thân người nói đã định hành động hay suy nghĩ như vậy về nội dung của câu trước. Có thể thay thế bằng “그러지 않아도”. Các vĩ tố động từ thường được sử dụng ở câu sau như: “-(으)려고 했다”, “-(으)려던 참이다”, “-고 싶었다”.
나: 그렇지 않아도 음료수를 사려고 했습니다: Tôi cũng định mua nước uống rồi.
나: 어서 오세요. 그러지 않아도 한 번 뵙고 싶었어요: Xin mời vào, tôi cũng muốn gặp bạn một lần.
Dùng khi muốn nhấn mạnh hơn nội dung của từ vựng hoặc câu trước đó. “즉” được sử dụng với ý nghĩa “không phải cái khác mà là…, không cần phải nói thêm nữa…, khi làm như vậy…, khi trở thành như vậy…”.
Làn sóng Hallyu đã mang hình ảnh Hàn Quốc đến gần hơn với đời sống con người Việt Nam qua các bộ phim kinh điển và nhóm thần tượng K-Pop. Ngày càng có nhiều bạn trẻ theo đuổi việc học tiếng Hàn.
Bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn địa chỉ tin cậy đào tạo tiếng Hàn ở đâu? Hãy tham khảo ngay Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đây là một trong những ngôi trường đào tạo Cao đẳng tiếng Hàn tốt nhất hiện nay.
Với phương pháp giảng dạy thực hành, giao tiếp sử dụng tiếng Hàn tần suất dày đặc, hình thành thói quen nghe nói tiếng Hàn tự nhiên cho sinh viên theo học. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn các bạn nắm vững các kiến thức cơ bản, củng cố kiến thức nâng cao. Nơi đây chắc chắn sẽ mang lại cho các bạn sự hài lòng về chất lượng học tập và môi trường tốt nhất.
Trên đây là thông tin về phó từ trong tiếng Hàn cùng nơi đào tạo tiếng Hàn uy tín chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức, cũng như lựa chọn được nơi giáo dục và đào tạo mang lại hiệu quả.
Ngành Ngôn ngữ Hàn và Hàn Quốc học khác gì nhau? Cơ hội việc làm của hai ngành ra sao? Đây là những thắc mắc được nhiều thí sinh quan tâm trước mùa tuyển sinh. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giải đáp giúp các bạn thí sinh tìm thấy câu trả lời, để định hướng được tương lai, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Khi chọn học ngành Ngôn ngữ Hàn, ngoài vấn đề chất lượng đào tạo, cơ hội xin việc thì các bạn trẻ còn quan tâm đến học phí của ngôi trường mà mình theo học. Hãy cùng tìm hiểu học phí ngành Ngôn ngữ Hàn của trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn với mình nhé!
Cũng như tiếng Việt, danh từ là một trong những từ loại quan trọng của tiếng Hàn sử dụng để thể hiện sự vật hiện tượng. Vậy danh từ tiếng Hàn là gì? Cách sử dụng ra sao? Hãy cũng chúng tôi đi sâu và tìm hiểu qua phần trình bày dưới đây.
Bạn là người mới học tiếng Hàn hay đang bắt đầu hành trang cho việc du học Hàn Quốc, thì bên cạnh từ vựng bạn cần sở hữu vốn kiến thức về ngữ pháp. Bài viết ngữ pháp tiếng Hàn nhập môn cho người mới bắt đầu dưới đây sẽ giúp bạn, cùng tìm hiểu nhé!
Ngôn ngữ Hàn là một trong số những ngành học khá thú vị và thu hút sự quan tâm của giới trẻ trong những năm gần đây. Là một ngành học không chỉ thỏa sức niềm đam mê với phong tục, văn hóa của Hàn mà còn là ngành học triển vọng và có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Mỗi mùa tuyển sinh đến thí sinh cần nắm và hiểu thông tin về mã trường, mã ngành mình yêu thích để hoàn thiện hồ sơ đăng ký xét tuyển. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ Mã ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc hệ Cao đẳng, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Mức lương của ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có thực sự hấp dẫn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giúp việc cân nhắc lựa chọn sự nghiệp tương lai dễ dàng hơn.
Các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Hàn gồm những trường nào? Ngành xét tuyển gồm tổ hợp môn nào? Cách thức ra sao? Nếu bạn cũng đang có chung những câu hỏi này hãy cùng tìm hiểu qua bài dưới đây.
Sau đây sẽ tổng hợp danh sách app học tiếng Hàn tốt nhất cho người mới hiện nay. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp học tiếng Hàn chủ động, có thể học bất cứ thời gian địa điểm nào, vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Do sự bùng nổ đầu tư và giao thoa văn hoá Việt – Hàn, Ngôn ngữ Hàn đang là ngành học có sức hút mạnh với giới trẻ Việt. Vậy bạn có thắc mắc về thuận lợi và khó khăn khi theo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải qua bài viết dưới đây!