Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là một trong những nội dung được đông đảo dư luận quan tâm. Tuy nhiên, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.
Dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025 có rất nhiều điểm mới đáng chú ý như:
- Sẽ có 4 môn thi bắt buộc trong đó có môn Lịch Sử
- Các địa phương sẽ tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp
- Kỳ thi không còn mang tính chất 2 trong 1 như hiện nay (vừa xét tốt nghiệp, vừa xét đại học). Kết quả thi từ năm 2025 sẽ là dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Cần đồng bộ đổi mới dạy và thi
>>Xem thêm: Lịch sử sẽ là môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Bộ GD&ĐT cho biết năm 2025 sẽ là năm đầu tiên học sinh của Chương trình GDPT 2018 thi tốt nghiệp. Do đó, để chuẩn hoá cho việc cải cách chương trình, đổ mới sách giáo khoa thì cách thức thi cử cũng phải đổi mới.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng lựa chọn học các tổ hợp xã hội và thi các ngành có môn Lịch sử. Như vậy sẽ rất khó khăn cho những thí sinh thi các tổ hợp môn tự nhiên. Hơn nữa, nếu môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc nhưng cách giảng dạy không đổi mới mà vẫn dập khuôn như cũ thì việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học sẽ vô cùng khó khăn với các học sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, Lịch sử là một môn học khá khó. Nó đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ nhiều con số, dữ liệu, sự kiện. Chính vì thế, nếu Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc thì cần có hình thức giảng dạy và học tập phù hợp. Qua đó, học sinh sẽ có cơ hội học kỹ và nắm được lịch sử mà không bị áp lực thi cử đè nặng.
Một thực trạng đang diễn ra là chúng ta đã đổi mới kỳ thi THPT tới 3 lần từ năm 2015 đến năm 2025. Với tần suất thay đổi khá nhiều như vậy, tuy nhiên sau một thời gian thực hiện cải cách và đổi mới giáo dục thì lại quay về điểm xuất phát.
Năm 2015, lần đầu tiên, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Kỳ thi này đã thay thế hẳn cho kỳ thi Đại học.
Tuy nhiên, từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi THPT quốc gia được chuyển thành kỳ tốt nghiệp THPT. Mục tiêu chính của kỳ thi này là xét công nhận tốt nghiệp. Chính vì thế, đề thi có phần được giảm tải và tính phân loại không cao.
Do đó, các trường Đại học, đặc biệt là nhóm trường top trên đã áp dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển. Những trường này đã bổ sung thêm nhiều phương thức mới nhằm đáp ứng đầu vào cũng như chỉ tiêu tuyển sinh của mình. Giai đoạn tiếp theo chính là quá trình chúng ta đang xây dựng phương án cho kỳ thi năm 2025.
Trong 10 năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã đổi mới 3 lần
>>Có thể bạn quan tâm: Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Trước kia thường tổ chức 2 kỳ thi: thi tốt nghiệp do địa phương tổ chức và thi đại học do các trường Đại học tổ chức. Tuy nhiên, sau nhiều ý kiến đóng góp, chúng ta đã tổ chức kỳ thi 2 trong 1 với mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
Đến hiện nay, học sinh lại tiếp tục phải tham gia 2 kỳ thi. Như vậy, sau nhiều lần cải cách, chúng ta lại quay về với tiêu chí ban đầu.
Kỳ thi 2 trong 1 đã đẻ lộ ra nhiều bất cập trong việc phân hóa học sinh. Kỳ thi có thể giúp xét tốt nghiệp cho học sinh nhưng lại khiến công tác tuyển sinh tại các trường Đại học, Cao đẳng khá khó khăn.
Thực trạng đang xảy ra hiện nay là có rất nhiều thí sinh 29 điểm nhưng vẫn trượt Đại học. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều kẽ hở trong việc tổ chức thi khiến kết quả chưa thực sự đánh giá khách quan được năng lực của học sinh.
Thực tế, việc tổ chức kỳ thì riêng vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể khiến mỗi trường thực thi một kiểu. Điều này làm cho thí sinh rất khó khăn trong việc ôn tập, thâm chí rơi vào mê cung vì không biết học kiểu gì. Do đó, có một số ý kiến cho rằng, nếu chúng ta làm tốt ở kỳ thi 2 trong 1 thì vẫn có tác dụng hơn là sửa đổi lại như trong dự án mới.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, dù tổ chức kỳ thi 2 trong 1 hay 2 kỳ thi thì vẫn phải đảm bảo tính minh bạch, công bằng và nghiêm túc. Ngoài ra, đề thi cần có sự phân hóa thí sinh rõ ràng nhằm tránh những trường hợp thí sinh đạt 29 điểm nhưng vẫn trượt đại học và các trường thì khó khăn trogn công tác tuyển sinh vì không biết phải tuyển theo tiêu chí nào.
Phần đông ý kiến đều ủng hộ dự thảo đổi mới. Tuy nhiên, Bộ cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến các bên để tránh sau một vài năm đổi mới lại phải đổi mới tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến không chỉ học sinh mà còn từ phía trường học, giáo viên giảng dạy, địa phương tổ chức thi,..
Trên đây, Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã tổng hợp toàn bộ thông tin chi tiết về thực trạng kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 10 năm trở lại đây. Đã có rất nhiều đổi mới được tiến hành, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần sửa đổi. Hy vọng qua dự thảo mới, Bộ sẽ lắng nghe và xem xét thật kỹ các ý kiến đóng góp để có phương án tổ chức thi phù hợp nhất.
Hiện nay có hai chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến là TOEIC và IELTS đều dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên, học sinh cùng những người đi làm? Vậy nên học TOEIC hay IELTS? Sự khác việt của từng loại chứng chỉ này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này ngay nhé!
Trường âm trong tiếng Nhật là một trong những vấn đề quan trọng, điều bất cứ ai có ý định du học hay quan tâm ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản nên biết. Vậy trường âm trong tiếng Nhật là gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu giải đáp thắc mắc này, hãy cũng theo dõi ngay nhé!
Nói xin lỗi tiếng Trung là bài học giao tiếp cơ bản các bạn sẽ cần nắm khi mới học ngôn ngữ Trung. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về xin lỗi tiếng Trung nói như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Sau khi công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ công bố đề thi minh họa của kỳ thi vào quý IV năm 2023. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
Bạn là người hướng ngoại, và bạn đang tìm hiểu về những công việc cho người hướng ngoại? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hé lộ công việc phù hợp với người hướng ngoại lý tưởng nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Xin lỗi là một trong những từ đầu tiên cần biết khi bắt đầu học tiếng Hàn. Vậy xin lỗi tiếng Hàn nói như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ giải thích ngữ cảnh áp dụng cụ thể đến các bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Trong xu hướng các nghề nghiệp hiện nay, ngành Truyền thông đa phương tiện đang vươn lên như một tất yếu. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành học nay trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Hiện nay có nhiều sinh viên muốn tìm được công việc, vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu. Vậy nên làm công việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về top công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên không yêu cầu kinh nghiệm qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây vừa công bố phương án thi, xét công nhận Tốt nghiệp THPT năm 2025 với 2 môn thi bắt buộc và 2 môn thi tự chọn, điều này nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả học sinh lẫn các trường. Tuy nhiên nhiều thí sinh lo khi môn thi giảm thì tổ hợp xét tuyển Đại học cũng giảm.
Sau thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều câu hỏi lo ngại Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc có làm giảm vai trò của môn học được đặt ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.