Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ gồm bốn môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Trước thông tin này, đã có rất nhiều luồng tranh luận trái chiều từ phía phụ huynh và học sinh.
Lịch sử có thể là môn thi tốt nghiệp bắt buộc từ 2025
Thông tin hiện đang vô cùng rầm rộ trên các diễn đàn mạng xã hội là: Lịch sử dự kiến sẽ trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, bên cạnh 3 môn quen thuộc là Toán, Ngoại ngữ và Ngữ Văn.
Theo đại diện từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho biết: Hiện các chuyên gia đang xây dựng và tính toán số môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Sau đó sẽ đề xuất với Bộ GD&ĐT xem xét rồi trình Chính phủ xin ý kiến. Đến năm 2024 dự kiến sẽ có thông báo điều chỉnh. Tuy nhiên, học sinh và thầy cô yên tâm việc thi cử sẽ tập trung vào 4 môn bắt buộc là: Toán, Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Trước thông tin này, nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra theo hai chiều hướng đối lập. Trong đó, một bộ phận hưởng ứng nhiệt tình vì Lịch sử là môn học quan trọng trong chương trình đào tạo bậc phổ thông giúp các em thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Tuy vậy, ngược lại cũng có không ít những phụ huynh và học sinh bày tỏ quan ngại về áp lực học tập đổ lên vai học sinh lớp 12 sẽ ngày càng nặng nề vì khối lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới có thể gia tăng.
Với niềm hân hoan, vui mừng khi tiếp nhận thông tin này, rất nhiều ý kiến cho rằng với tinh thần “dân ta phải biết sử ta" thì phương án này sẽ được phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo ủng hộ. Hiện nay, thực trạng học môn Lịch sử của học sinh vẫn là học gì thi đó.
Bên cạnh đó, rất nhiều học sinh cấp 3 bị hổng kiến thức Lịch sử do có định hướng thi Đại học theo khối nên đều bỏ qua môn học này từ sớm. Chính vì thế, để học sinh tiếp nhận và yêu thích môn Lịch sử thì các thầy cô phải nâng cao kiến thức chuyên môn, tham gia các khóa đào tạo, và bồi dưỡng. Ngoài ra, cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Có thể thấy, sách giáo khoa mới lớp 10 đã khắc phục được phần nào sự nặng nề và hàn lâm của kiến thức môn học. Do đó, rất nhiều giáo viên mong Bộ GDĐT sát sao hơn về vấn đề này tạo điều kiện để các thầy cô và học sinh có tinh thần đổi mới tốt nhất.
Thực tế, phương án này có rất nhiều ưu điểm. Phương án đưa môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đồng nghĩa với việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao vai trò của môn Lịch sử. Có thể thấy, môn Lịch sử được nhiều thí sinh lựa chọn để xét tuyển vào đại học với các ngành đào tạo liên quan như: Sư phạm, Truyền thông, Báo chí, Chính trị học, Luật, Quan hệ công chúng,…Do đó, phương án đổi mới rất phù hợp và thuận lợi cho các trường Đại học xét tuyển đầu vào.
Thi tốt nghiệp Lịch sử: Cơ hội cũng là thách thức
>>Xem thêm: Phương án tuyển sinh của các trường Đại học năm 2023
Việc Lịch sử góp mặt trong môn thi bắt buộc của kỳ thi xét tuyển Đại học sẽ tạo động lực để học sinh chú tâm hơn đến môn học này. Trước đây, trừ những bạn chọn Lịch sử để thi tốt nghiệp, còn lại đại đa số đều thờ ơ với môn học. Ngoài những lý do chính như chương trình dạy nhàm chán, kiến thức học thuộc nặng thì hầu hết học sinh không dành thời gian cho Lịch sử vì biết môn học không ảnh hưởng đến kết quả thi Đại học của các bạn.
Thực ra, học Lịch sử không khó. Các bạn học sinh chỉ cần chịu khó đầu tư tìm hiểu sẽ thấy đây là môn học thú vị, giúp ích rất nhiều cho tương lai sau này. Nếu Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc thứ 4, có lẽ đây sẽ là động lực để học sinh tìm hiểu được cái hay - cái đẹp của lịch sử nước ta.
Ngoài các quan điểm đồng tình, rất nhiều người cũng bày tỏ lo ngại về việc thêm một môn thi bắt buộc cũng đồng nghĩa gia tăng gấp bội áp lực cho học sinh cuối cấp. Đặc biệt là với học sinh theo đuổi khối thi Khoa học Tự nhiên, các bạn vốn đã bỏ qua việc học Lịch sử từ năm lớp 10, do đó việc bắt đầu ôn tập lại môn thi này sẽ vô cùng khó khăn.
Đồng tình với quan điểm đó, có rất nhiều học sinh và thầy cô cho rằng không nên thêm Lịch sử vào danh sách môn thi bắt buộc chỉ vì đây là môn học giáo dục lòng yêu nước. Lý do là vì có rất nhiều cách để giúp các bạn học sinh học thêm về lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử nước ta mà không cần phụ thuộc đây là môn thi bắt buộc hay lựa chọn.
Do đó, đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc chỉ có thể phát huy tác dụng giáo dục học sinh khi được song hành cùng nhiều biện pháp khác như: thay đổi chương trình học cuốn hút hơn, giảm áp lực học tập, kết hợp giữa việc học trên lớp và giáo dục thực tế,...
Phần đông ý kiến cho rằng: Học là quá trình cả đời. Và học về lòng yêu nước, lịch sử dân tộc cũng vậy. Cách tốt nhất là chúng ta nên thay đổi chương trình học được thiết kế sao cho kích thích tìm tòi Lịch sử với các em học sinh. Ai cũng thấy, khối lượng ôn thi Đại học của các em đã nặng rồi, giờ gánh thêm một môn thi tốt nghiệp nữa thì không thể ứng phó nổi.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết mà trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã cập nhật được xoay quanh chủ đề: Lịch sử sẽ là môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng lưu ý đây là tinh thần mà Bộ đang nghiên cứu và mới chỉ là dự kiến, chưa phải là phương án chính thức. Bộ đang cùng các chuyên gia xây dựng, xin ý kiến góp ý và khi ra được phương án thì sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt.
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Cụ thể, trong đó có nội dung dự kiến thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm.
Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là một trong những nội dung được đông đảo dư luận quan tâm. Tuy nhiên, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.
Sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo phương án thi của năm 2025, nhiều ý kiến góp ý cho phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nên như thế nào đã được ghi nhận. Hãy cùng theo dõi bài viết và xem những ý kiến góp ý dưới đây.
Dự thảo thi tốt nghiệp THPT vừa được Bộ công bố. Từ năm 2025, điểm mới đáng chú ý của dự thảo là thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Đồng thời, sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện kết hợp với việc thi trên giấy.
Ngày 17-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi người dân với nhiều điểm mới.
Phương án thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính được rất nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, phương án triển khai như thế nào để đảm bảo công bằng giữa hai phương thức và thống nhất với cả kỳ thi?
Sáng ngày 19-3, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp đã diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Đại diện Bộ GD-ĐT và hơn 250 gian tư vấn của hơn 100 trường Đại học, Cao đẳng đã cùng giải đáp những thắc mắc của học sinh cũng như phụ huynh.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2023 được tổ chức trong khuôn viên ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 19/3 đã thu hút gần 20.000 học sinh, phụ huynh tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành, khu vực phía Bắc tham dự.
Theo kế hoạch dự kiến của Bộ GD&ĐT, từ ngày 17/7, Bộ sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 cho thí sinh. Đây là thông tin được cung cấp trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2023 diễn ra sáng 19/3 tại Hà Nội.
Do nhu cầu của thị trường cũng như của người học, rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng mở thêm ngành học mới trong năm 2023. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký ngành học, không nên mạo hiểm chọn theo phong trào.