Môn Lịch sử luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều học sinh. Phải làm sao để ôn tập tốt và đạt điểm cao ở bộ môn này? Dưới đây là những gợi ý của giáo viên Lịch sử về cách học tập, ôn luyện và làm bài giúp thí sinh đạt điểm 9,10 môn thi này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.
Lịch sử là nỗi lo lắng của rất nhiều học sinh do khối lượng kiến thức vô cùng lớn. Đây chính là lý do khiến không ít thí sinh cảm thấy chán nản và mông lung vì không biết bắt đầu ôn tập từ đâu cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Thấu hiểu được điều này, các giáo viên bộ môn Lịch sử đã đưa ra những lời khuyên hưu ích dành cho các bạn học sinh. Với môn học này, các bạn cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Tuy vậy, không phải bài nào cũng học thuộc lòng dẫn đến loạn kiến thức. Thí sinh có thể tham khảo ma trận đề thi, đề tham khảo và chương trình giảng dạy để có kế hoạch ôn tập phù hợp nhất.
Các bạn nên hệ thống lại toàn bộ nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó, học sinh cần học thêm kiến thức mở rộng, nâng cao để có thể làm các câu vận dụng và vận dụng cao. Từ đó giúp điểm số của các bạn được nâng cao hơn.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dễ dàng hệ thống lại kiến thức thay vì học lan man. Đặc biệt, ở phần Lịch sử thế giới các bạn nên xây dựng sơ đồ tư duy với những từ ngữ cô đọng, nhất là những từ khóa chính. Riêng phần Lịch sử Việt Nam thì nên lập bảng thống kê thời gian từng giai đoạn để tránh bị nhầm lẫn các sự kiện với nhau. Việc thống kê này sẽ giúp thí sinh học tập hiệu quả hơn rất nhiều so với học thuộc lòng.
Ngoài ra, các bạn học sinh có thể hệ thống kiến thức bằng các ví dụ và bài tập cụ thể. Sau đó, các em hãy kiểm tra lời giải chi tiết cho từng chuyên đề. Hệ thống các dạng bài đặc trưng sẽ được thể hiện qua 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Sau khi đã nắm vững toàn bộ kiến thức và cấu trúc đề thi, thí sinh cần nghiên cứu và luyện tập theo đề thi minh họa hoặc đề thi chính thức của các năm trước. Bên cạnh đó, các bạn có thể làm đề thi của các trường, tỉnh khác nhằm nâng cao khả năng làm bài. Lưu ý, sau khi làm xong, nên chữa chi tiết để tránh việc lặp lại lỗi sai ở những câu hỏi tương tự.
Với môn Lịch sử, khi bước vào phòng thi, các bạn học sinh cần đọc kỹ câu hỏi và xác định từ khóa để biết được câu hỏi liên quan đến chủ đề nào. Đặc biệt, nên tuân thủ nguyên tắc làm bài “dễ làm trước, khó làm sau, không để trống”. Điều này sẽ giúp bạn không bỏ xót câu hỏi nào và đạt điểm cao hơn.
Lưu ý khi làm bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
>>Xem thêm: Thi tốt nghiệp THPT: Giáo viên chia sẻ bí kíp đạt điểm cao môn Toán
Với những câu hỏi tình huống vận dụng, thi sinh cần đọc phần dẫn để xác định được yêu cầu. Sau đó, các em hãy đọc kỹ câu hỏi để xác định vấn đề mà câu hỏi đang đề cập. Việc đọc kỹ và xác định đúng vấn đề trọng tâm của câu hỏi sẽ giúp học sinh tránh được tình trạng đọc không kỹ dẫn đến nhiễu thông tin, mất thời gian làm bài của các câu khác.
Đặc biệt, thí sinh không nên ôn thi quá sức, thay vào đó cần ôn đủ và chắc. Việc chuẩn bị cho mình một tinh thần tốt, ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi đúng giờ sẽ giúp các bạn có một tâm thế vững chắc trước khi bước vào kỳ thi quan trọng này.
Lịch sử là môn thi đòi hỏi sự chăm chỉ và biết phương pháp học tập, làm bài. Lý do là bởi nó bao gồm nhiều giai đoạn và dấu mốc lịch sử khác nhau, dễ gây nhiễu cho người học. Chính vì vậy, các bạn học sinh cần có những chiến lược cụ thể theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn để có thể đạt được điểm 9, 10. Nếu có phương pháp học tập đúng đắn việc đạt điểm cao ở môn học này là không hề khó.
Trên đây, Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã tổng hợp toàn bộ bí kíp ôn thi tốt nghiệp nắm chắc điểm giỏi môn Lịch sử để các bạn học sinh có thể tham khảo. Các bạn hãy nắm thật chắc phương pháp, cách thức ôn thi cũng như các lưu ý làm bài khi vào phòng thi để đạt được kết quả tốt nhất nhé!
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Cụ thể, trong đó có nội dung dự kiến thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm.
Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là một trong những nội dung được đông đảo dư luận quan tâm. Tuy nhiên, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.
Sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo phương án thi của năm 2025, nhiều ý kiến góp ý cho phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nên như thế nào đã được ghi nhận. Hãy cùng theo dõi bài viết và xem những ý kiến góp ý dưới đây.
Dự thảo thi tốt nghiệp THPT vừa được Bộ công bố. Từ năm 2025, điểm mới đáng chú ý của dự thảo là thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Đồng thời, sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện kết hợp với việc thi trên giấy.
Ngày 17-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi người dân với nhiều điểm mới.
Phương án thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính được rất nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, phương án triển khai như thế nào để đảm bảo công bằng giữa hai phương thức và thống nhất với cả kỳ thi?
Sáng ngày 19-3, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp đã diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Đại diện Bộ GD-ĐT và hơn 250 gian tư vấn của hơn 100 trường Đại học, Cao đẳng đã cùng giải đáp những thắc mắc của học sinh cũng như phụ huynh.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2023 được tổ chức trong khuôn viên ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 19/3 đã thu hút gần 20.000 học sinh, phụ huynh tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành, khu vực phía Bắc tham dự.
Theo kế hoạch dự kiến của Bộ GD&ĐT, từ ngày 17/7, Bộ sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 cho thí sinh. Đây là thông tin được cung cấp trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2023 diễn ra sáng 19/3 tại Hà Nội.
Do nhu cầu của thị trường cũng như của người học, rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng mở thêm ngành học mới trong năm 2023. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký ngành học, không nên mạo hiểm chọn theo phong trào.