Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi. Được nhận định là phương án phù hợp với cách thiết kế môn học của chương trình mới, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến băn khoăn và nhiều đóng góp được đưa ra cho dự thảo mới này.
Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT năm 2018. Qua đó, thí sinh sẽ dự thi 4 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Cụ thể, 4 môn bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.
Trong đó, tất cả các môn đều thi theo hình thức trắc nghiệm, chỉ có môn Ngữ Văn thì theo hình thức tự luận. Đặc biệt, ngân hàng đề thi của các môn đều được xây dựng theo hướng chú trọng đáng giá năng lực hơn là kiểm tra kiến thức.
Bộ chủ trương giai đoạn 2025 – 2030 sẽ vân giữ ổn định hình thức thi trên giấy. Bên cạnh đó, các địa phương từng bước thí điểm thi trên máy tính với các môn thi trắc nghiệm. Và giai đoạn sau năm 20230 sẽ phấn đấu tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện và đồng loạt tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính.
Bộ cho biết, dự thảo thi tốt nghiệp THPT được xây dựng từ thực tiễn tổ chức thi của Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới. Do đó, việc xác định các môn thi bắt buộc và lựa chọn là cải tiến lớn và phù hợp
Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực
Năm 2014, chúng ta đã có kinh nghiệm tổ chức cho học sinh lựa chọn một số môn thi tốt nghiệp THPT. Đây chính là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công phương án chọn môn thi gồm các môn bắt buộc và môn lựa chọn từ năm 2025.
Có thế thấy, phương án này rất phù hợp với cách thiết kế môn học và định hướng nghề nghiệp từ sớm của Chương trình GDPT năm 2018. Ngoài ra, phương án đã chủ trương đưa môn Tin học, Công nghệ vào nhóm môn để học sinh lựa chọn thi tốt nghiệp. Điều này sẽ giúp học sinh cũng như giáo viên tiếp cận được với xu hướng và thời đại số hiện nay.
Theo dự thảo mới, môn Lịch Sử sẽ là môn thi bắt buộc. Từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này trong các trường THPT. Bên cạnh đó cũng giúp khẳng định vai trò của môn Lịch sử cũng như kỳ vọng của xã hội về môn học này.
Việc tất cả môn thi được xây dựng ngân hàng câu hỏi mới theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực sẽ tạo động lực để học sinh cũng như giáo viên truyền đạt và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, linh hoạt, bám sát thực tế và không nặng về lý thuyết như hiện tại.
Theo dự thảo mới này, học sinh sẽ lựa chọn thi 2 trong 7 môn đã chọn học. Đây sẽ là thách thức lớn trong việc sắp xếp và tổ chức thi 2 môn tự chọn này. Chúng ta sẽ cần chuẩn bị phương án thi tốt nghiệp cho khá nhiều môn mới.
Trên thực tế, kinh nghiệm tổ chức học và thi những môn này, chúng ta đều chưa có. Hơn nữa, ngân hàng đề thi sẽ chưa được nhiều và phong phú. Do đó, có nhiều đề xuất kiến nghị có 4 bài thi, trong đó 3 môn thi bắt buộc và 1 bài thi tích hợp của các môn trong nhóm môn khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên. Trong đó, các môn học của hai nhóm này sẽ được Bộ quy định cụ thể lại.
Việc Bộ GD&ĐT dự kiến đưa thêm môn Lịch sử vào các môn bắt buộc nhận được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ. Qua đây, hy vọng các em học sinh sẽ nhận thức rõ được vai trò quan trọng của bộ môn này mà không chỉ học đối phó như thời gian qua. Từ đó tránh được tình trạng dân ta không nắm rõ sử ta.
Cần giảm tải và hạn chế áp lực cho học sinh
>>Có thể bạn quan tâm: Tuyển sinh 2023: Quy định mới về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi
Tuy vậy, việc thi quá nhiều môn sẽ khiến kỳ thi tốt nghiệp THPT bị kéo dài cũng như gây ra áp lực và sự quá tải cho học sinh. Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, cần có phương án song hành giữa thi xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
Với những học sinh chỉ có nhu cầu xét tốt nghiệp THPT thì chỉ cần thi 4 môn bắt buộc. Những học sinh nào cần xét tuyển Đại học, Cao đẳng thì đăng ký thêm 2 hoặc 3 trong số 4 môn tổ hợp lựa chọn. Phương án này sẽ giúp giảm tải được cho học sinh cũng như phân luồng rõ rệt.
Với cách học và thi mới, môn Lịch sử sẽ không còn phải học thuộc và ghi nhớ như trước mà có tính liên hệ thực tế cao cũng như thiên về tư duy. Điều này sẽ giúp các thí sinh không còn cảm thấy lo lắng và áp lực khi thi môn học này.
Từ đây, khi theo học môn Lịch sử, học sinh có thể ghi nhớ và áp dụng luôn ngay sau mỗi bài học mà không phải đợi đến lúc thi mới học. Thực tế, trước khi có dự thảo, Lịch sử cũng là môn học bắt buộc và là môn thi thành phần trong tổ hợp các môn khoa học xã hội. Chính vì vậy, đây sẽ không phải là áp lực quá lớn đối với học sinh. Tuy nhiên, giáo viên bộ môn cần thay đổi phương pháp giảng dạy để học sinh có thể dễ dàng tiếp cận và yêu thích môn Lịch sử chứ không chỉ dừng lại vì thi mà học.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phương án thi tốt nghiệp THPT được định hướng phù hợp với chương trình dạy học mới mà Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã cập nhật. Qua đây, học sinh hãy chuẩn bị phương pháp học tập cũng như tinh thần thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn (SIC) là ngôi trường có chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế được nhiều thí sinh quan tâm lựa chọn đặt chân sau khi kết thúc cấp 3. Những ngày qua, Trường đã nhận được khá nhiều các câu hỏi từ các em học sinh, các bậc phụ huynh về tuyển sinh năm 2022 của Nhà trường. Hãy cùng giải đáp các vấn đề thí sinh đặc biệt quan tâm trong đợt tuyển sinh tại SIC như ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu cùng phương thức tuyển sinh,… qua bài viết bên dưới đây nhé!
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, ngành Du lịch Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm có yếu tố con người. Ngành du lịch đã có rất nhiều cố gắng phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ du khách, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ. Theo dõi bài viết dưới đây nhìn rõ thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch tại Việt Nam, để định hướng tốt hơn cho công việc tương lai của mình nhé!
Trong giai đoạn này, toàn bộ thầy và trò tại các trường THPT đều đang tăng tốc ôn thi, quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin tổng quan về ngành học này nhé!
Chỉ còn 1 tháng nữa là chính thức diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các giáo viên đưa ra những lời khuyên cũng như hướng dẫn học sinh cách ôn 2 bài thi tự chọn đạt kết quả cao.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra trong 1 tháng tới. Sau đây, thủ khoa thi tốt nghiệp THPT 2022 - Trần Vân Anh chia sẻ nhiều lời khuyên hữu ích dành cho cho các sĩ tử từ những kinh nghiệm đã đúc kết được qua kỳ thi năm trước.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2022 - 2023 dự kiến diễn ra vào tháng 7/2023 với chủ trương về cơ bản giữ ổn định như các năm trước. Đặc biệt, cấu trúc đề thi tốt nghiệp các môn được công bố giúp thí sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ có nhiều quy định mới áp dụng, các bạn thí sinh cần lưu ý để bảo đảm quyền lợi và không xảy ra sơ xuất làm ảnh hưởng đến công sức học tập. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những lưu ý thí sinh cần nắm rõ để tránh thiệt thòi khi thi tốt nghiệp THPT.
Xét tuyển học bạ là một trong những phương thức để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Đại học và Cao đẳng. Dưới đây là chia sẻ hướng dẫn cách tính điểm xét tuyển học bạ năm 2023 chi tiết nhất. Mời quý bạn đọc theo dõi!
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trượt tốt nghiệp bên cạnh việc không đủ học lực như: ngủ quên, chủ quan dẫn tới bị điểm liệt, mang điện thoại vào phòng thi,…Hàng năm, Bộ GD&ĐT cũng như Nhà trường vẫn luôn nhắc nhở học sinh để tránh gặp phải tình trạng này.