Phát âm tiếng Anh không giống như tiếng Việt, bởi nó có trọng âm, âm đuôi, âm gió. Điều này khiến nhiều người khi học tiếng Anh gặp khó khăn trong việc phát âm. Trong bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt là một trong những lý do mà bạn cảm thấy gặp khó khăn trong việc nghe nói tiếng Anh. Để giúp các bạn giao tiếp tiếng Anh tốt hơn, phát âm tiếng Anh đúng, dưới đây ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ liệt kê những lỗi phát âm tiếng Anh mà người Việt chúng ta thường mắc phải.
Đây là lỗi sai phổ biến của người Việt khi nói tiếng Anh. Điều này cũng không khó để lý giải vì trong tiếng Việt không có âm cuối là các phụ âm. Tuy nhiên trong tiếng Anh khi phát âm thiếu âm cuối sẽ gây ra nhiều hiểu lầm, ví dụ như:
- Life (cuộc sống), light (ánh sáng), line (đường thẳng), like (thích) đều có âm đầu là /l/ và âm đôi /ai/ nhưng âm cuối khác nhau nên khác nghĩa. Khi đọc những từ này mà không bật phụ âm cuối thì người nghe sẽ hiểu nhầm nghĩa thành từ “lie” (dối trá).
- Nice/naɪs/ nếu không phát âm rõ phụ âm cuối /s/, sẽ gây hiểu nhầm cho người nghe thành night /naɪt/.
Đuôi “ed” thường xuất hiện ở thì quá khứ, thể bị động, thể hoàn thành và tính từ. Ở mỗi trường hợp, đuôi “ed” sẽ có quy tắc phát âm riêng:
Ví dụ: stopped /stɒpt/, laughed /lɑːft/, washed /wɒʃt/,...
Ví dụ: cleans /kliːnd/, saved /seɪvd/, played /pleɪd/,...
Ví dụ: wanted /wɒntɪd/, landed /lændɪd/,...
Đuôi “s” có 3 cách phát âm /s/, /z/, và /iz/ vậy nên người học rất hay nhầm, cụ thể:
Ví dụ: tips /tɪps/, works /wɜːks/, cats /kæts/,...
Ví dụ: buys /baɪz/, dreams /driːmz/, brings /brɪŋz/,...
Ví dụ: misses /mɪsɪz/, watches /wɒtʃɪz/, changes /tʃeɪndʒɪz/,...
Nguyên âm đơn được chia thành 2 dạng gồm nguyên âm ngắn và nguyên âm dài. Các nguyên âm sẽ tạo sự khác biệt về cách phát âm cùng ý nghĩa của từ. Khi người Việt học phát âm sẽ nhầm lẫn nguyên âm ngắn, dài với nhau. Cụ thể:
Nhầm lẫn âm /i:/ và âm /ɪ/
- /i:/ là âm dài, có cách phát âm miệng mở căng sang hai bên, khoảng cách môi trên, môi dưới hẹp. Lưỡi uốn cong và đưa lên gần ngạc trên, chạm hai thành răng trên .
Ví dụ: need /niːd/, read /riːd/, leave /liːv/, seat /siːt/,...
- /ɪ/ là âm ngắn, cách phát âm lai giữ “i” và “ê” trong tiếng Việt. Mặt lưỡi đưa ra trước khoang miệng, khoảng cách môi trên và môi dưới mở hơn so với âm /i:/.
Ví dụ: knit /nɪt/, rid /rɪd/, live /lɪv/, sit /sɪt/,...
Nhầm lẫn âm /u:/ và âm /ʊ/
- /u:/ âm dài, khi phát âm môi mở tròn, mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng.
Ví dụ: room /ruːm/, food /fuːd/, wood /wuːd/,...
- /ʊ/ âm ngắn, cách phát âm hướng ra ngoài, bè hơn so với âm /u:/, nó lai giữa "u" và "ơ" trong tiếng Việt.
Ví dụ: book /bʊk/, foot /fʊt/, would /wʊd/,...
Với âm "th" trong các từ tiếng Anh sẽ có cách phát âm khác hoàn toàn với "th" trong tiếng Việt. Cụ thể "th" có 2 cách phát âm như sau:
Cách phát âm /θ/ (phụ âm vô thanh)
Các bạn đặt lưỡi giữa hai hàng răng, sau đó thổi hơi qua phần tiếp xúc giữa lưỡi và hai răng. Đồng thời /θ/ là một phụ âm vô thanh, dây thanh không rung, để kiểm tra xem có phát âm đúng hay không, bạn có thể đặt tay lên cổ họng để kiểm tra.
Ví dụ: think /θɪŋk/, thing /θɪŋ/, thin /θɪn/, thanks /θæŋks/,...
Cách phát âm /ð/ (phụ âm có thanh)
Khi phát âm hãy đẩy tiếng từ cổ họng lên, và không bật nhiều hơi từ miệng ra giống /θ/. Để kiểm tra phát âm của mình, bạn có thể đặt tay lên cổ họng vì /ð/ là một phụ âm có thanh, dây thanh rung.
Ví dụ: this /ðɪs/, that /ðæt/, mother /ˈmʌðə(r)/, father /ˈfɑːðə(r)/,...
Tiếng Việt chúng ta sử dụng dấu câu để làm thay đổi nghĩa còn trong tiếng Anh sẽ dùng việc đánh dấu trọng âm.
Ví du: "present":
Sử dụng ngữ điệu khi giao tiếp sẽ giúp thể hiện ý nghĩa, thái độ cùng cảm xúc. Không dùng ngữ điệu khi nói có thể khiến cho người nghe hiểu nhầm:
Một vài quy tắc về ngữ điiệu mà các bạn cần lưu ý như:
- Lên giọng vào cuối câu cảm thán:
Ví dụ: That’s so fun!
- Lên giọng cuối các câu Yes - No questions:
Ví dụ: Is she a teacher?
- Xuống giọng cuối các câu Wh – questions:
Ví dụ: What do you think?
Việc rèn luyện thay đổi, sửa lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt mất khá nhiều thời gian khi bạn không có kế hoạch cải thiện phù hợp. Nếu bạn yêu thích và có nguyện vọng theo học ngành Ngôn ngữ Anh, hãy lựa chọn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn, đây là ngôi trường có chuyên môn và chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh tốt nhất TPHCM. Khi theo học bạn sẽ được đào tạo về ngữ pháp, từ vựng,... đặc biệt là được đào tạo bài bản về phát âm tiếng anh.
Bên cạnh đó, trường luôn tạo điều kiện phát triển toàn diện, giúp sinh viên tự tin thích ứng trong mọi môi trường làm việc với những buổi đào tạo kỹ năng mềm, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ năng khiếu và học thuật.
Mong rằng với thông tin chia sẻ về những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt trên đây sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!
Khối D là khối thi có nhiều tổ hợp môn, trong đó khối D16, D17, D18, D19, D20 đang được nhiều thí sinh quan tâm. Để giúp các bạn chọn trường, chọn khối thi phù hợp bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những điều cần biết về tổ hợp môn D16, D17, D18, D19, D20, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi. Được nhận định là phương án phù hợp với cách thiết kế môn học của chương trình mới, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến băn khoăn và nhiều đóng góp được đưa ra cho dự thảo mới này.
Các trường Đại học bắt đầu công bố thông tin quy định mới về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi năm 2024 theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Bên cạnh đó, một số trường Đại học đặc thù cũng có thêm những quy định riêng trong xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Môn Lịch sử luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều học sinh. Phải làm sao để ôn tập tốt và đạt điểm cao ở bộ môn này? Dưới đây là những gợi ý của giáo viên Lịch sử về cách học tập, ôn luyện và làm bài giúp thí sinh đạt điểm 9,10 môn thi này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Những trường hợp nào thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn nắm rõ thông tin này một cách chính xác và đầy đủ nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Ngành ngôn ngữ và du lịch được xem là ngành nghề đang trên đà phát triển nhanh chóng. Đây cũng chính là một trong những ngành nghề thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong những năm trở lại đây và hiện tại đang là ngành nghề khát nhân lực lành nghề.
Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 vào các ngày 7/7, 8/7 và 9/7 theo phương thức như năm 2021.
Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn (SIC) là ngôi trường có chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế được nhiều thí sinh quan tâm lựa chọn đặt chân sau khi kết thúc cấp 3. Những ngày qua, trường đã nhận được khá nhiều các câu hỏi từ các em học sinh, các bậc phụ huynh về tuyển sinh năm 2024 của nhà trường. Hãy cùng giải đáp các vấn đề thí sinh đặc biệt quan tâm trong đợt tuyển sinh tại SIC như ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu cùng phương thức tuyển sinh,… qua bài viết bên dưới đây nhé!
Nếu thi rớt tốt nghiệp THPT có bằng cấp 3 không? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong mùa tuyển sinh 2024 tới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Theo thông báo tuyển sinh của một số trường Đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 6 điểm mỗi môn đã có thể trúng tuyển. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn nắm rõ thông tin này một cách chính xác và đầy đủ nhất, hãy cùng theo dõi nhé!