Không nên “bận tâm” đến tuyển sinh Đại học, Cao đẳng khi ra đề thi tốt nghiệp THPT

2023-03-18 16:45:51

Đề thi tốt nghiệp THPT cần rạch ròi duy nhất một nhiệm vụ là xác định tốt nghiệp THPT. Không nên “bận tâm” đến việc tuyển sinh Đại học, Cao đẳng bởi tuyển sinh là việc tự chủ của các trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên do Bộ GD-ĐT hay địa phương tổ chức?

Vấn đề bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được nêu ra gần đây khi cử tri một số địa phương gửi kiến nghị tới Bộ GD-ĐT. Qua đó, các cử tri kiến nghị về việc giao kỳ thi về cho các địa phương tự tổ chức.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên do Bộ GD-ĐT hay địa phương tổ chức?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên do Bộ GD-ĐT hay địa phương tổ chức?

Theo luật Giáo dục 2019 quy định: Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Vậy, phải có kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, vấn đề là Bộ GD-ĐT tổ chức hay địa phương (cấp tỉnh) sẽ tổ chức?

Theo kiến nghị của các cử tri, Bộ GD-ĐT nên ban hành quy chế thi, ra đề thi và đáp án cũng như giám sát kỳ thi. Bên cạnh đó, địa phương sẽ làm tất cả những việc còn lại như: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo, xét tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Riêng về việc ra đề thi, nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT nên làm vì các lý do như sau:

- Xác định chuẩn đầu ra của THPT;

- Cùng một đề nên đánh giá được giáo dục của các địa phương;

- Hạn chế sai sót và tiết kiệm sức người, sức của (lý do là bởi một bộ đề đỡ tốn kém hơn nhiều so với 63 bộ đề);

Tuy vậy, các cử tri cũng nêu rõ quan điểm: Bộ GD-ĐT ra đề thi cần rạch ròi mỗi một nhiệm vụ là xác định tốt nghiệp THPT! Không nên "bận tâm" đến việc tuyển sinh Đại học, Cao đẳng…Việc tuyển sinh sau tốt nghiệp THPT sẽ do các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng tự chủ với các cách tuyển khác nhau.

Thực tế, tuy là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng Bộ GD-ĐT vẫn "có ý" tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng lấy kết quả để tuyển sinh. Đề thi vẫn được ra theo ma trận: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao như thời còn gọi là kỳ thi THPT quốc gia với mục đích "2 trong 1". Chính vì vậy, năm nào cũng có tranh luận về độ khó dễ của đề thi.

Tín hiệu tích cực từ việc tự chủ tuyển sinh

Từ khi các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong việc tuyển sinh thì cách tuyển sinh đã trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Đây chính là tín hiệu tích cực.

Tín hiệu tích cực từ việc tự chủ tuyển sinh

Tín hiệu tích cực từ việc tự chủ tuyển sinh

>>Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hồ sơ tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học 2023

Thực tế, chúng ta khó lòng thống kê được hết các cách tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng hiện nay. Tuy nhiên, dần dần thực tiễn sẽ chọn lọc và chỉ còn lại những cách tuyển sinh thuận tiện nhất và hiệu quả nhất.

Dần dần theo xu hướng sẽ không còn một kỳ thi tuyển sinh truyền thống, nhiều áp lực với học sinh, gia đình học sinh và thậm chí với xã hội như trước đây nữa. Dự báo, sẽ có nhiều trung tâm khảo thí có trách nhiệm và uy tín đứng ra khảo sát năng lực học sinh ở nhiều khoảng thời gian trong năm học.

Từ đây, các học sinh lớp 12 sẽ không chờ có bằng tốt nghiệp THPT mà tham gia các kỳ khảo sát năng lực ở các trung tâm khảo thí. Kết quả sẽ được ghi nhận bằng chứng chỉ của trung tâm.

Chứng chỉ chỉ sẽ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là 12 tháng. Qua đó, học sinh sẽ nộp chứng chỉ đánh giá năng lực cho các trường Đại học, Cao đẳng. Các trường sẽ tuyển học sinh từ kết quả đánh giá năng lực và sau khi học sinh có bằng tốt nghiệp THPT thì cho nhập học.

Xu hướng này đã hình thành ở nước ta từ vài năm gần đây và đang phát triển tích cực. Trên thế giới, có rất nhiều nước đã tuyển sinh Đại học, Cao đẳng theo cách này từ rất lâu.

Trước đó, cử tri TP.HCM cũng đã kiến nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, có việc Bộ nên chuyển về cho các địa phương tổ chức kỳ thi.

Trước kiến nghị đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã trả lời bằng văn bản cho biết: hiện nay, chúng ta không có kỳ thi kết thúc bậc học tiểu học và THCS. Duy chỉ khi kết thúc lớp 12 thì mới tổ chức kỳ thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Chính vì thế, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là cần thiết để đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông. Nếu thí sinh đáp ứng chuẩn đầu ra thì sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT và tỷ lệ này có thể cao tùy theo chất lượng, mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh các địa phương, các nhà trường, tương ứng với điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện giáo dục của từng vùng miền.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết mà Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã chia sẻ về vấn đề: Không nên “bận tâm” đến tuyển sinh Đại học, Cao đẳng khi ra đề thi tốt nghiệp THPT. Rất mong Bộ sẽ xem xét và đưa ra đề thi tốt nghiệp THPT phù hợp nhất với học sinh.

 

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

Dự kiến thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm

Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Cụ thể, trong đó có nội dung dự kiến thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm.

Thực trạng: Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 10 năm có tới 3 lần đổi mới

Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là một trong những nội dung được đông đảo dư luận quan tâm. Tuy nhiên, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nên như thế nào?

Sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo phương án thi của năm 2025, nhiều ý kiến góp ý cho phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nên như thế nào đã được ghi nhận. Hãy cùng theo dõi bài viết và xem những ý kiến góp ý dưới đây.

Điểm mới đáng chú ý của dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025

Dự thảo thi tốt nghiệp THPT vừa được Bộ công bố. Từ năm 2025, điểm mới đáng chú ý của dự thảo là thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Đồng thời, sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện kết hợp với việc thi trên giấy.

Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ngày 17-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi người dân với nhiều điểm mới. 

Làm sao để công bằng trong công tác thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính?

Phương án thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính được rất nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, phương án triển khai như thế nào để đảm bảo công bằng giữa hai phương thức và thống nhất với cả kỳ thi?

Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT 2023 như thế nào? Khi nào đăng ký nguyện vọng 1?

Sáng ngày 19-3, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp đã diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Đại diện Bộ GD-ĐT và hơn 250 gian tư vấn của hơn 100 trường Đại học, Cao đẳng đã cùng giải đáp những thắc mắc của học sinh cũng như phụ huynh.

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp thu hút học sinh, phụ huynh quan tâm

Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2023 được tổ chức trong khuôn viên ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 19/3 đã thu hút gần 20.000 học sinh, phụ huynh tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành, khu vực phía Bắc tham dự.

Bộ GD&ĐT dự kiến từ 17/7 công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023

Theo kế hoạch dự kiến của Bộ GD&ĐT, từ ngày 17/7, Bộ sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 cho thí sinh. Đây là thông tin được cung cấp trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2023 diễn ra sáng 19/3 tại Hà Nội.

Có nên đăng ký ngành học mới trong kỳ tuyển sinh Đại học 2023?

Do nhu cầu của thị trường cũng như của người học, rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng mở thêm ngành học mới trong năm 2023. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký ngành học, không nên mạo hiểm chọn theo phong trào.