Mức lương và hệ số lương luôn là vấn đề nóng được mọi người quan tâm. Vậy hiện mức lương của giáo viên bậc Cao đẳng có sự thay đổi nào? Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu hệ số lương Cao đẳng mới nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Hệ số lương có ảnh hưởng rất nhiều đến lương các cán bộ viên chức nhà nước. Dựa theo điều kiện kinh tế và sự phát triển của đất nước hệ số lương sẽ được quy định và điều chỉnh theo từng thời kỳ nhất định. Hệ số lương cũng chính là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các cấp bậc công việc khác nhau dựa theo yếu tố trình độ, bằng cấp.
Vậy hệ số lương Cao đẳng là gì? Hệ số lương Cao đẳng là thước đo dùng xác định mức lương cơ bản, phụ cấp cùng các chế độ khác của công nhân viên chức bậc Cao đẳng.
Trong nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hệ số lương Cao đẳng viên chức A0 được quy định như sau:
Lương Cao đẳng được tính dựa trên hệ số và mức lương cơ sở cụ thể cách tính như sau:
Lưu ý: Mức lương cơ sở đến 30/6/2023 là 1.450.000đ, từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000đ.
Bảng lương hệ Cao đẳng được tính theo hệ số:
Bậc lương |
Hệ số lương |
Mức lương (Tính đến 30/06/2023) |
Mức lương (Tính từ 01/07/2023) |
1 | 2,10 | 3.129.000 | 3.780.000 |
2 | 2,41 | 3.590.900 | 4.338.000 |
3 | 2,72 | 4.052.800 | 4.896.000 |
4 | 3,03 | 4.514.700 | 5.454.000 |
5 | 3,34 | 4.976.600 | 6.012.000 |
6 | 3,65 | 5.438.500 | 6.570.000 |
7 | 3,96 | 5.900.400 | 7.128.000 |
8 | 4,27 | 6.362.300 | 7.686.000 |
9 | 4,58 | 6.824.200 | 8.244.000 |
10 | 4,89 | 7.286.100 | 8.800.000 |
Theo Thông tư 35/2020/TT – BGDĐT, các giáo viên, giảng viên bậc Cao đẳng được phân loại như sau:
"Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường Cao đẳng Sư phạm bao gồm:
Tại mỗi hạng sẽ có hệ số lương Cao đẳng khác nhau. Căn cứ Điều 9, Thông tư 35/2020/TT – BGDĐT, sẽ có cách xét bậc lương Cao đẳng như sau:
Chức danh |
Hệ số lương áp dụng |
Hệ số lương |
Giảng viên Cao đẳng Sư phạm cao cấp (hạng I) |
Loại A3, nhóm 1 (A3.1) |
6,20 - 8,00 |
Giảng viên Cao đẳng Sư phạm chính (hạng II) |
Loại A2, nhóm 1 (A2.1) |
4,40 - 6,78 |
Giảng viên Cao đẳng Sư phạm (hạng III) |
Loại A1 |
2,34 - 4,98 |
Dựa theo cách xếp lương trên, và mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, sau đây ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn xin tổng hợp bảng hệ số lương Cao đẳng cho từng hạng giảng viên.
Bậc |
Hệ số lương Cao đẳng |
Mức lương |
Bậc 1 |
6.20 |
11.160.000 |
Bậc 2 |
6.56 |
11.808.000 |
Bậc 3 |
6.92 |
12.456.000 |
Bậc 4 |
7.28 |
13.104.000 |
Bậc 5 |
7.64 |
13.752.000 |
Bậc 6 |
8.00 |
14.400.000 |
Bậc |
Hệ số lương Cao đẳng |
Mức lương |
Bậc 1 |
4.40 |
7.920.000 |
Bậc 2 |
4.47 |
8.532.000 |
Bậc 3 |
5.08 |
9.144.000 |
Bậc 4 |
5.42 |
9.756.000 |
Bậc 5 |
5.76 |
10.368.000 |
Bậc 6 |
6.10 |
10.980.000 |
Bậc 7 |
6.44 |
11.592.000 |
Bậc 8 |
6.78 |
12.204.000 |
Bậc |
Hệ số lương Cao đẳng |
Mức lương |
Bậc 1 |
2.34 |
4.212.000 |
Bậc 2 |
2.67 |
4.806.000 |
Bậc 3 |
3.00 |
5.400.000 |
Bậc 4 |
3.33 |
5.994.000 |
Bậc 5 |
3.66 |
6.588.000 |
Bậc 6 |
3.99 |
7.182.000 |
Bậc 7 |
4.32 |
7.776.000 |
Bậc 8 |
4.65 |
8.370.000 |
Bậc 9 |
4.98 |
8.964.000 |
Lưu ý: Ba bảng lương bên trên đều chưa tính các khoản cộng thêm như phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thâm niên và trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
>>Xem thêm: Học Không Giỏi Nên Học Ngành Gì Lương Cao, Ổn Định
>>Xem thêm: Học Cao Đẳng Hay Đại Học, Cái Nào Lợi Hơn
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, quy định về thời gian nâng bậc lương như sau:
Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
- Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0: sau 3 năm tức đủ 36 tháng giữ bậc lương trong ngạch hay trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
- Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm tức đủ 24 tháng giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:
- Đối với công chức:
- Đối với viên chức và người lao động:
Như vậy với viên chức, người lao động tương đương bậc lương Cao đẳng thì sau 3 năm giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
Ngoài thời gian nâng bậc lương thường xuyên như trên, người lao động trình độ Cao đẳng có thể xét nâng lương trước thời hạn. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn sẽ do việc lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ Nội vụ).
Trên đây là những thông tin về hệ sống lương Cao đẳng mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về hệ số lương Cao đẳng hiện nay. Nếu nhu có thắc mắc hay ý kiến đóng góp, các bạn có thể để lại bình luận để chúng tôi có thể giúp các bạn giải đáp nhé!
Khối D là khối thi có nhiều tổ hợp môn, trong đó khối D16, D17, D18, D19, D20 đang được nhiều thí sinh quan tâm. Để giúp các bạn chọn trường, chọn khối thi phù hợp bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những điều cần biết về tổ hợp môn D16, D17, D18, D19, D20, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi. Được nhận định là phương án phù hợp với cách thiết kế môn học của chương trình mới, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến băn khoăn và nhiều đóng góp được đưa ra cho dự thảo mới này.
Các trường Đại học bắt đầu công bố thông tin quy định mới về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi năm 2024 theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Bên cạnh đó, một số trường Đại học đặc thù cũng có thêm những quy định riêng trong xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Môn Lịch sử luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều học sinh. Phải làm sao để ôn tập tốt và đạt điểm cao ở bộ môn này? Dưới đây là những gợi ý của giáo viên Lịch sử về cách học tập, ôn luyện và làm bài giúp thí sinh đạt điểm 9,10 môn thi này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Những trường hợp nào thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn nắm rõ thông tin này một cách chính xác và đầy đủ nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Ngành ngôn ngữ và du lịch được xem là ngành nghề đang trên đà phát triển nhanh chóng. Đây cũng chính là một trong những ngành nghề thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong những năm trở lại đây và hiện tại đang là ngành nghề khát nhân lực lành nghề.
Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 vào các ngày 7/7, 8/7 và 9/7 theo phương thức như năm 2021.
Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn (SIC) là ngôi trường có chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế được nhiều thí sinh quan tâm lựa chọn đặt chân sau khi kết thúc cấp 3. Những ngày qua, trường đã nhận được khá nhiều các câu hỏi từ các em học sinh, các bậc phụ huynh về tuyển sinh năm 2024 của nhà trường. Hãy cùng giải đáp các vấn đề thí sinh đặc biệt quan tâm trong đợt tuyển sinh tại SIC như ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu cùng phương thức tuyển sinh,… qua bài viết bên dưới đây nhé!
Nếu thi rớt tốt nghiệp THPT có bằng cấp 3 không? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong mùa tuyển sinh 2024 tới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Theo thông báo tuyển sinh của một số trường Đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 6 điểm mỗi môn đã có thể trúng tuyển. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn nắm rõ thông tin này một cách chính xác và đầy đủ nhất, hãy cùng theo dõi nhé!