Dự thảo thi tốt nghiệp THPT vừa được Bộ công bố. Từ năm 2025, điểm mới đáng chú ý của dự thảo là thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Đồng thời, sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện kết hợp với việc thi trên giấy.
Nếu theo dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT áp dụng đến năm 2024 theo phương thức: mỗi thí sinh dự 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Hóa học, Sinh học, Vật lý) hoặc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân).
Và với dự thảo mới từ năm 2025, mỗi học sinh thực hiện ít nhất 6 bài thi. Trong đó sẽ có 4 môn bắt buộc bao gồm: Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn, Lịch sử và 2 môn tự chọn từ các môn như: Hóa học, Sinh học, Vật lí, Địa lí, Tin học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ.
Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi mới. Hầu hết giáo viên THPT và nhà quản lý giáo dục ủng hộ phương án Lịch sử là môn thi bắt buộc. Lý do là bởi từ năm học 2022-2023 chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho học sinh THPT đã đưa môn học này trở thành môn bắt buộc.
Nên đổi mới đề thi môn Lịch sử
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều học sinh lựa chọn thi tổ hợp môn khối tự nhiên mong muốn Bộ GD&ĐT đổi mới đề thi để không phải học thuộc và ghi nhớ kiến thức quá nhiều.
Đơn cử như những học sinh thi khối A, các em tỏ ra vô cùng lo lắng vì Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc. Đây sẽ là một thách thức lớn. Các học sinh này sẽ phải nỗ lực ngay từ lớp 10 vì đề thi đánh giá năng lực của các trường ĐH đã theo hướng tổng hợp kiến thức.
Do đó, các bạn rất mong mỏi đề thi môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ được đổi mới. Nhờ đó, học sinh sẽ không phải học thuộc lòng các sự kiện nữa.
Ở những cương vị khác nhau sẽ có những ý kiến khác nhau để góp ý về dự thảo này. Ví dụ, với cương vị là giáo viên bộ môn Lịch sử, bạn sẽ rất ủng hộ phương án thi tốt nghiệp 4 môn bắt buộc, trong đó có bộ môn này.
Tuy nhiên, nếu ở vai trò là phụ huynh học sinh, bạn sẽ phản đối bởi Lịch sử đã trở thành môn học bắt buộc, qua đó giúp học sinh nắm được kiến thức, giáo dục lòng yêu nước, nên không nhất thiết phải thi nữa. Bởi các học sinh thi khối tự nhiên sẽ rất áp lực và gặp nhiều khó khăn nếu thi môn Lịch sử. Nên để thời gian cho các bạn học Ngoại ngữ, Tin học hay các môn mang tính trang bị kiến thức, kỹ năng, hội nhập quốc tế.
Khá nhiều ý kiến ủng hộ phương án thi 4 môn bắt buộc vì đã học cần phải thi. Tuy nhiên, với 2 môn lựa chọn, Bộ GD&ĐT nên kết hợp với các trường ĐH để xây dựng thành những mã ngành phù hợp yêu cầu tuyển sinh. Từ đó, thí sinh sẽ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn tổ hợp môn thi cho mình.
Ví dụ, với 4 môn bắt buộc sẽ kết hợp với 2 môn thi tự chọn nào để thành những ngành nghề tuyển sinh như: khối A, B, C, D hiện nay vẫn xét tuyển. Việc này cần được triển khai và công bố sớm để tránh các biến động cũng như thay đổi dẫn đến sự không đồng nhất gây khó khăn cho thí sinh khi lựa chọn.
Tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính
>>Bài viết liên quan: Dự kiến thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm
Đối với phương thức thi, giai đoạn 2025 - 2030 sẽ vẫn thi trên giấy kết hợp thí điểm thi trên máy tính với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện hoặc có thể kết hợp cả hai. Mục tiêu của Bộ là sau năm 2030, tất cả các địa phương trên toàn quốc sẽ tổ chức thi tốt nghiệp trên máy tính với các môn thi trắc nghiệm.
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng, trong thời buổi công nghệ số và hiện đại hóa như hiện nay thì thi trên máy tính là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, Bộ cần có kế hoạch cũng như lộ trình rõ ràng để học sinh, giảo viên cũng như địa phương nắm được. Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi chung trên toàn quốc, nếu có địa phương thi trên máy, địa phương thi giấy thì liệu có công bằng hay không?
Thực tế, trong quá trình học và thi cử, việc tổ chức thi trên máy tính là rất phù hợp và thuận lợi cho học sinh. Bởi thi trên máy sẽ có ngay kết quả sau khi thi và tránh được sai sót khi chấm thi. Tuy nhiên, các địa phương sẽ phải chuẩn bị đủ về nhân lực cũng máy móc để đáp ứng được nhu cầu của thí sinh dự thi.
Ngoài ra, các địa phương lân cận có thể giúp đỡ nhau để những địa phương khó khăn cũng có thể tổ chức thi các môn trắc nghiệm trên máy tính.
Bên cạnh đó, về ngân hàng đề thi, nhiều ý kiến góp ý cần tăng cường tỉ lệ câu hỏi vận dụng lên từ 30-40% thay vì 25% như hiện nay. Qua đó, sẽ giúp thí sinh vận dụng được kiến thức vào thực tiễn thay vì chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc như bây giờ.
Trên đây là toàn bộ những điểm mới đáng chú ý của dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025 mà Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã chia sẻ để bạn có thể tham khảo. Qua đây, học sinh có thể có phương pháp học tập cũng như chuẩn bị tinh thần tốt nhất để đạt kết quả cao trong kỳ thì tốt nghiệp THPT sắp tới.
Hiện nay có hai chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến là TOEIC và IELTS đều dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên, học sinh cùng những người đi làm? Vậy nên học TOEIC hay IELTS? Sự khác việt của từng loại chứng chỉ này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này ngay nhé!
Trường âm trong tiếng Nhật là một trong những vấn đề quan trọng, điều bất cứ ai có ý định du học hay quan tâm ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản nên biết. Vậy trường âm trong tiếng Nhật là gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu giải đáp thắc mắc này, hãy cũng theo dõi ngay nhé!
Nói xin lỗi tiếng Trung là bài học giao tiếp cơ bản các bạn sẽ cần nắm khi mới học ngôn ngữ Trung. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về xin lỗi tiếng Trung nói như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Sau khi công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ công bố đề thi minh họa của kỳ thi vào quý IV năm 2023. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
Bạn là người hướng ngoại, và bạn đang tìm hiểu về những công việc cho người hướng ngoại? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hé lộ công việc phù hợp với người hướng ngoại lý tưởng nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Xin lỗi là một trong những từ đầu tiên cần biết khi bắt đầu học tiếng Hàn. Vậy xin lỗi tiếng Hàn nói như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ giải thích ngữ cảnh áp dụng cụ thể đến các bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Trong xu hướng các nghề nghiệp hiện nay, ngành Truyền thông đa phương tiện đang vươn lên như một tất yếu. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành học nay trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Hiện nay có nhiều sinh viên muốn tìm được công việc, vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu. Vậy nên làm công việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về top công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên không yêu cầu kinh nghiệm qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây vừa công bố phương án thi, xét công nhận Tốt nghiệp THPT năm 2025 với 2 môn thi bắt buộc và 2 môn thi tự chọn, điều này nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả học sinh lẫn các trường. Tuy nhiên nhiều thí sinh lo khi môn thi giảm thì tổ hợp xét tuyển Đại học cũng giảm.
Sau thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều câu hỏi lo ngại Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc có làm giảm vai trò của môn học được đặt ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.