Chính sách cộng điểm ưu tiên tuyển sinh năm 2023 thay đổi thế nào?

2023-03-14 15:17:32

Điểm mới trong công tác tuyển sinh năm nay là chính sách ưu tiên đã được quy định trong Quy chế tuyển sinh năm 2022 nhưng bắt đầu áp dụng từ năm 2023. Hãy cùng tìm hiểu chính sách cộng điểm ưu tiên tuyển sinh năm 2023 thay đổi thế nào qua bài viết dưới đây.

Điểm ưu tiên thi Đại học 2023 có gì thay đổi?

chính sách cộng điểm ưu tiên tuyển sinh năm 2023 thay đổi thế nào
Thay đổi cách tính điểm ưu tiên vào Đại học, Cao đẳng năm 2023

Điểm ưu tiên trong tuyển sinh Đại học, Cao đẳng là mức điểm Nhà nước dành cho các thí sinh diện đặc biệt thuộc một trong các đối tượng và khu vực theo quy định.

Điểm ưu tiên được cộng thêm vào số điểm thi thực tế của thí sinh và là căn cứ để các trường xét trúng tuyển. Về bản chất cộng điểm ưu tiên là tạo sự công bằng cho các đối tượng/ vùng miền do điều kiện tiếp cận giáo dục bậc phổ thông chưa đều.

Bộ Giáo dục và Đào tạo không ban hành quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng giáo dục Mầm non mới mà áp dụng quy chế cũ.

Theo thông tin từ Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì năm nay Bộ Giáo dục không ban hành quy chế tuyển sinh Đại học mới mà công tác tuyển sinh năm 2023 cũng như những năm tiếp theo sẽ giữ ổn định như quy chế của năm 2022.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), Bộ đã đưa ra mức điều chỉnh giảm dần đều điểm ưu tiên khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm cho đến mức 30 điểm thì không cộng điểm ưu tiên.

Điều chỉnh này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mà với tất cả phương thức xét tuyển. Việc Bộ GD&ĐT điều chỉnh về mức điểm ưu tiên áp dụng trong năm 2023 là phù hợp với thực tiễn khách quan.

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định theo quy định thông thường.

Như vậy, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm/3 môn.

Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định

chính sách cộng điểm ưu tiên tuyển sinh năm 2023 thay đổi thế nào
Cộng điểm ưu tiên cho thí sinh theo quy định mới

>>Xem thêm: Tổng hợp các thông tin cần biết về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học 2023

Khu vực cộng điểm ưu tiên tuyển sinh 2023

Căn cứ Phụ lục I của Quy chế, khu vực 1, 2, 3 theo chính sách cộng điểm ưu tiên được quy định như sau:

  • Khu vực 1 (KV1): Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Khu vực 2 nông thôn (KV2 –NT): Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
  • Khu vực 2 (KV2): Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
  • Khu vực 3 (KV3): Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng.

Các trường hợp được hưởng ưu tiên theo khu vực

- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định.

- Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại: C

  • Các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ.
  • Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
  • Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998).
  • Các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

- Quân nhân.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển:

  • Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn.
  • Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn.
  • Nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ.

- Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh Đại học, cao đẳng được quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2022: Mức điểm ưu tiên áp dụng cho các khu vực, cụ thể:

  • Khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm.
  • Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm.
  • Khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm.
  • Khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên.

Các đối tượng được ưu tiên tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2023

Đối tượng

Mô tả đối tượng, điều kiện

Nhóm ƯT1

 

01

Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học THPT hoặc trung cấp trên 18 tháng tại Khu vực 1.

02

Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen.

03

- Thương binh, bệnh binh, người có "Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định.

04

- Thân nhân liệt sĩ;

- Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;

- Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Con của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Nhóm ƯT2

 

05

- Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học;

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng ở khu vực khác;

- Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày ĐKXT.

06

- Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có nơi thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01;

- Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%;

- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%.

07

- Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;

- Người lao động ưu tú thuộc tất cả thành phần kinh tế từ cấp tỉnh, cấp bộ trở lên được công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

- Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên dự tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên;

- Y tá, dược tá, hộ lý, y sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, người có bằng trung cấp Dược đã công tác đủ 3 năm trở lên dự tuyển vào đúng ngành tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe.

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế quy định ưu tiên theo đối tượng chính sách như sau:

  • Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ƯT1 (đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm: nhóm đối tượng ƯT2 (đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;
  • Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định;

Nếu thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách theo quy định thì chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.

Trên đây là thông tin về chính sách cộng điểm ưu tiên tuyển sinh năm 2023 mà Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn tổng hợp lại. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.  

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

Dự kiến thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm

Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Cụ thể, trong đó có nội dung dự kiến thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm.

Thực trạng: Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 10 năm có tới 3 lần đổi mới

Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là một trong những nội dung được đông đảo dư luận quan tâm. Tuy nhiên, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nên như thế nào?

Sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo phương án thi của năm 2025, nhiều ý kiến góp ý cho phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nên như thế nào đã được ghi nhận. Hãy cùng theo dõi bài viết và xem những ý kiến góp ý dưới đây.

Điểm mới đáng chú ý của dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025

Dự thảo thi tốt nghiệp THPT vừa được Bộ công bố. Từ năm 2025, điểm mới đáng chú ý của dự thảo là thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Đồng thời, sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện kết hợp với việc thi trên giấy.

Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ngày 17-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi người dân với nhiều điểm mới. 

Làm sao để công bằng trong công tác thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính?

Phương án thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính được rất nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, phương án triển khai như thế nào để đảm bảo công bằng giữa hai phương thức và thống nhất với cả kỳ thi?

Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT 2023 như thế nào? Khi nào đăng ký nguyện vọng 1?

Sáng ngày 19-3, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp đã diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Đại diện Bộ GD-ĐT và hơn 250 gian tư vấn của hơn 100 trường Đại học, Cao đẳng đã cùng giải đáp những thắc mắc của học sinh cũng như phụ huynh.

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp thu hút học sinh, phụ huynh quan tâm

Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2023 được tổ chức trong khuôn viên ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 19/3 đã thu hút gần 20.000 học sinh, phụ huynh tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành, khu vực phía Bắc tham dự.

Bộ GD&ĐT dự kiến từ 17/7 công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023

Theo kế hoạch dự kiến của Bộ GD&ĐT, từ ngày 17/7, Bộ sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 cho thí sinh. Đây là thông tin được cung cấp trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2023 diễn ra sáng 19/3 tại Hà Nội.

Có nên đăng ký ngành học mới trong kỳ tuyển sinh Đại học 2023?

Do nhu cầu của thị trường cũng như của người học, rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng mở thêm ngành học mới trong năm 2023. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký ngành học, không nên mạo hiểm chọn theo phong trào.