Cách Dùng Câu Điều Kiện Loại 1 Trong Tiếng Anh

2023-11-17 16:14:48

Câu điều kiện loại 1 là một trong những dạng câu điều kiện đơn giản, thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp cùng các bài tập tiếng Anh. Dưới đây là những thông tin tổng hợp giúp bạn nắm trọn cách dùng câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh.

Câu điều kiện loại 1 là gì?

Câu điều kiện loại 1 (First conditional sentence) dùng để dự đoán một hành động, sự việc, tình huống có thể xảy ra trong tương lai kèm với một điều kiện nhất định. Đây là một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh quan trọng được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày lẫn trong văn viết tiếng Anh.

câu điều hiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 là gì

Cấu trúc câu điều điện loại 1

Các câu điều kiện loại 1 gồm 2 mệnh đề: mệnh đề để mô tả điều kiện "nếu" và mệnh đề chính, đề cập đến hành động, sự việc sẽ xảy ra trong điều kiện đó "thì".

Cấu trúc của câu điều kiện loại 1 như sau:

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + S + V (s/es)

S + will/can/shall + V(nguyên mẫu)

If + Thì hiện tại đơn

S + will + Động từ nguyên mẫu

 

Ví dụ:

  • If Sara studies hard, she will get high mark (Nếu Sara nghiên cứu chăm chỉ, cô ấy sẽ đạt được điểm cao)
  • Arsenal will be top of the league if they win (Arsenal sẽ đứng đầu giải đấu nếu giành chiến thắng).

Cách dùng câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh

Sau đây ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ tổng hợp cách dùng câu điều kiện loại 1 như sau:

Dùng để chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

- Ví dụ:

  • If I get up early, I’ll go to work on time (Nếu tôi dậy sớm, tôi sẽ đi làm đúng giờ)
  • If you heat chocolate, it melts (Nếu bạn đun socola, nó sẽ tan chảy).

Sử dụng để đề nghị và gợi ý

- Ví dụ:

  • I’ll take you to school if you buy me an ice cream. (Tôi sẽ đưa bạn đến trường nếu bạn mua cho tôi một cây kem.)
  • If you need a ticket, I can get you one. (Nếu bạn cần mua vé, tôi có thể mua dùm bạn một cái.)

Dùng để cảnh báo hoặc đe dọa

- Ví dụ:

  • If you don’t do your homework, you will be penalized by the teacher. (Nếu bạn không làm bài tập, bạn sẽ bị giáo viên phạt.)
  • If you come in, he will kill you. (Nếu bạn bước vào đó, anh ta sẽ giết bạn.)

Một vài lưu ý về câu điều kiện loại 1

câu điều kiện loại 1

Một vài lưu ý về câu điều kiện loại 1

1. Cấu trúc câu điều kiện loại 1 ở một số trường hợp chấp nhận thì hiện tại đơn ở cả 2 mệnh đề.

  • Ví dụ: If I want to play soccer, please play with me.

2. Có thể dùng mệnh đề “if” ở thì hiện tại tiếp diễn hoặc thì hiện tại hoàn thành.

  • Ví dụ: If I keep working, I will finish my homework in an hour.

3. Mệnh đề chính có thể dùng ở thì tương lai tiếp diễn hoặc thì tương lai hoàn thành:

  • Ví dụ: If Jenny accepts this term, our team will be having to sign this contract agreement (Nếu Jenny chấp nhận nhiệm kỳ này, nhóm của chúng tôi sẽ phải ký hợp đồng hợp đồng này).

4. Có thể dùng “will” trong mệnh đề If khi đưa ra yêu cầu.

  • Ví dụ: If Anna’ll just wait a moment, John’ll find someone to help her (Anna chỉ cần đợi một chút nữa thôi, John sẽ tìm ai đó tới giúp đỡ cô ấy).

5. Trường hợp câu mệnh lệnh trong câu điều kiện loại 1.

  • Ví dụ: If you listen to what Jenny say, do everything more perfectly now! (Nếu bạn lắng nghe những gì Anna nói, hãy làm mọi thứ hoàn hảo hơn ngay bây giờ).

6. Các câu mang tính đề nghị, gợi ý, khuyên răn mà muốn nhấn mạnh về hành động thì bạn có thể sử dụng câu điều kiện loại 1 với công thức sau: If + hiện tại đơn, … would like to/ must/ have to/ should … + V-inf.

  • Ví dụ: Sara should feel more relax if she join the concert (Sara cần cảm thấy thư giãn hơn nếu cô ấy tham gia vào buổi hòa nhạc).

Các biến thể của câu điều kiện loại 1

các biến thể của câu điều kiện loại 1

Các biến thể của câu điều kiện loại 1

Biến thể của mệnh đề chính

1. Dùng động từ khuyết thiếu – modal verb (may/can) để diễn tả sự đồng ý, tán thành.

  • Ví dụ: If Jenny come, John may sign the contract (Nếu Jenny đến, John có thể sẽ ký hợp đồng).

2. Dùng thì tương lai tiếp diễn hoặc tương lai hoàn thành nhằm nhấn mạnh trạng thái sự việc diễn ra hoặc hoàn thành.

  • Ví dụ: If Harry prepare everything, he will have finished this task by September (Nếu Harry chuẩn bị mọi thứ, anh ấy sẽ hoàn thành việc này chậm nhất vào tháng 9).

3. Dùng cấu trúc câu điều kiện loại 1 với “would like to/must/have to/should” để nói lời gợi ý, đề nghị, khuyên nhủ.

  • Ví dụ: If John doesn’t want to be late, he has to hurry up (Nếu John không muốn bị muộn, anh ấy phải khẩn trương lên).

4. Dùng cấu trúc câu cầu khiến vào câu điều kiện loại 1.

  • Ví dụ: If Candy don’t want to lose, try her best! (Nếu Candy không muốn thua cuộc, hãy cố gắng hết sức đi nhé)

Biến thể của mệnh đề If

1. Dùng thì hiện tại tiếp diễn để diễn tả hành động đang diễn ra.

  • Ví dụ:If Jenny are meeting, she will lock the door (Nếu Jenny đang họp, cô ấy sẽ đóng cửa).

2. Dùng thì hiện tại hoàn thành ở mệnh đề If nếu không chắc chắn về xảy ra thời gian của hành động.

  • Ví dụ: If Harry has come, my mother will cook something for him (Nếu Harry đến thì mẹ tôi sẽ nấu chút gì đó cho anh ấy).

Trên đây là những thông tin về kiến thức câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh mà chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn trau dồi kiến thức hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc hay cần trợ giúp hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

Góc chia sẻ: Nên học TOEIC hay IELTS ? Sự khác biệt của từng loại chứng chỉ

Hiện nay có hai chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến là TOEIC và IELTS đều dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên, học sinh cùng những người đi làm? Vậy nên học TOEIC hay IELTS? Sự khác việt của từng loại chứng chỉ này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này ngay nhé!

Trường âm trong tiếng Nhật là gì?

Trường âm trong tiếng Nhật là một trong những vấn đề quan trọng, điều bất cứ ai có ý định du học hay quan tâm ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản nên biết. Vậy trường âm trong tiếng Nhật là gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu giải đáp thắc mắc này, hãy cũng theo dõi ngay nhé!

Xin lỗi tiếng Trung nói như thế nào?

Nói xin lỗi tiếng Trung là bài học giao tiếp cơ bản các bạn sẽ cần nắm khi mới học ngôn ngữ Trung. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về xin lỗi tiếng Trung nói như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Công bố đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 dự kiến vào quý IV/2023

Sau khi công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ công bố đề thi minh họa của kỳ thi vào quý IV năm 2023. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Hé Lộ Công Việc Phù Hợp Với Người Hướng Ngoại

Bạn là người hướng ngoại, và bạn đang tìm hiểu về những công việc cho người hướng ngoại? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hé lộ công việc phù hợp với người hướng ngoại lý tưởng nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Xin lỗi tiếng Hàn nói như thế nào?

Xin lỗi là một trong những từ đầu tiên cần biết khi bắt đầu học tiếng Hàn. Vậy xin lỗi tiếng Hàn nói như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ giải thích ngữ cảnh áp dụng cụ thể đến các bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì?

Trong xu hướng các nghề nghiệp hiện nay, ngành Truyền thông đa phương tiện đang vươn lên như một tất yếu. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành học nay trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên không cần kinh nghiệm

Hiện nay có nhiều sinh viên muốn tìm được công việc, vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu. Vậy nên làm công việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về top công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên không yêu cầu kinh nghiệm qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Thi tốt nghiệp 2025 thí sinh lo giảm cơ hội vào Đại học với 2 môn tự chọn

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây vừa công bố phương án thi, xét công nhận Tốt nghiệp THPT năm 2025 với 2 môn thi bắt buộc và 2 môn thi tự chọn, điều này nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả học sinh lẫn các trường. Tuy nhiên nhiều thí sinh lo khi môn thi giảm thì tổ hợp xét tuyển Đại học cũng giảm.

Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc có làm giảm vai trò của môn học

Sau thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều câu hỏi lo ngại Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc có làm giảm vai trò của môn học được đặt ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.