Bật mí các thuật ngữ chuyên ngành Du lịch lữ hành thường dùng

2024-01-09 08:36:12

Nếu bạn là đang quan tâm đến ngành Du lịch hay đam mê xê dịch, chắc chẳn bạn đã từng gặp nhiều từ ngữ chuyên ngành Du lịch khó hiểu. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí các thuật ngữ chuyên ngành Du lịch lữ hành thường dùng nên biết, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Các thuật ngữ chuyên ngành Du lịch lữ hành

Mỗi một lĩnh vực khác nhau sẽ đều có những thuật ngữ chuyên ngành và các từ viết tắt riêng, ngành Du lịch cũng vậy. Sinh viên ngành Du lịch lữ hành hay những tân binh mới tham gia ngành này sẽ đều lúng túng khi gặp những từ viết tắt, những thuật ngữ chuyên môn. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn xin chia sẻ đến bạn đọc các thuật ngữ chuyên ngành Du lịch lữ hành để tham khảo chủ động được trước khi làm các công việc liên quan nhé:

Thuật ngữ chuyên ngành về loại hình du lịch

các thuật ngữ chuyên ngành du lịch lữ hành

Các thuật ngữ chuyên ngành về loại hình du lịch

  • Inbound tourism: Du lịch đến: Khách du lịch quốc tế, người Việt tại Hải ngoại đến Việt Nam du lịch.
  • Outbound tourism: Du lịch đi: Người Việt Nam, khách du lịch trong nước đi nước ngoài du lịch.
  • Domestic tourism: Du lịch nội địa: Người Việt Nam, khách du lịch trong nước tham quan du lịch tại Việt Nam.
  • Landtour: Gói dịch vụ được nhà cung cấp bán cho các công ty lữ hành (không bao gồm chi phí di chuyển tới địa điểm du lịch).
  • Regular tour: Tour du lịch tiêu chuẩn thường được tổ chức bởi các công ty du lịch.
  • Adventure travel: Loại hình du lịch khám phá và có thể có yếu tố mạo hiểm.
  • Trekking: Đi bộ đường dài tại các địa điểm có địa hình phức tạp để khám phá thiên nhiên.
  • Homestay: Khách du lịch ở tại nhà người dân, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
  • Kayaking: Loại hình du lịch khám phá bằng thuyền được thiết kế đặc biệt phù hợp với địa hình ghềnh thác hoặc vịnh biển.
  • Diving tour: Loại hình tour trải nghiệm lặn biển khám phá đại dương, các rặng san hô và sinh vật biển.
  • Incentive tour: Tour khen thưởng dành cho khách hàng là nhân viên hoặc đại lý được doanh nghiệp/tổ chức thưởng cho đi du lịch.
  • MICE tour: Là loại hình tour Hội thảo (Meeting), Khen thưởng (Incentive), Hội nghị (Conference) và hội chợ (Exhibition).

Thuật ngữ về hộ chiếu, các loại giấy tờ xuất nhập cảnh

  • Hộ chiếu – Passport: Giấy tờ dùng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
  • Hộ chiếu phổ thông – Normal Passport: Loại hộ chiếu thông thường dùng cho mọi công dân (Còn được gọi là Hộ chiếu loại P).
  • Hộ chiếu công vụ – Official Passport: Hộ chiếu cấp cho cán bộ cơ quan nhà nước xuất cảnh với mục đích công tác.
  • Hộ chiếu ngoại giao – Diplomatic passport: Hộ chiếu cấp cho người làm công tác ngoại giao.
  • Hộ chiếu khẩn – Emergency passport: Hộ chiếu được cấp cho những người bị mất hoặc không có hộ chiếu mà cần xuất nhập cảnh gấp.
  • Visa – Thị thực nhập cảnh: Giấy tờ chứng nhận người được cấp visa có quyền nhập cảnh vào một quốc gia nào đó.
  • Visa làm việc, học tập: Cấp theo mục đích cụ thể ngoài du lịch
  • Visa cửa khẩu – Visa on arrival (VOA): Visa được cấp trực tiếp tại cửa khẩu.
  • Visa transit: Visa quá cảnh thời gian ngắn để nối chuyến bay đến quốc gia khác.
  • Giấy thông hành: Giấy xác nhận quyền nhập cảnh vào một quốc gia nhưng có những giới hạn riêng về thời gian và địa điểm được phép đến thăm.

Thuật ngữ về các dịch vụ trong tour du lịch

thuật ngữ ngành du lịch

Thuật ngữ về các dịch vụ trong tour du lịch

>>Xem thêm: Quy Trình Thiết Kế Tour Du Lịch Chuẩn Chỉnh

  • Buffet breakfast: Bữa ăn sáng tự chọn được phục vụ tại khách sạn, thường có từ 20-40 món.
  • Set breakfast: Bữa ăn sáng đơn giản chỉ với 1 món chính đi kèm với hoa quả, trà hoặc cà phê.
  • (B/L/D): Ký hiệu bạn sẽ được phục vụ cả 3 bữa ăn trong chương trình.
  • Soft drinks: Các loại đồ uống không cồn.
  • Free flow soft drink: Thường tại các bữa tiệc; đồ uống nhẹ không cồn được phục vụ liên tục dạng bình lớn cho khách tự do lấy suốt bữa tiệc.
  • Full board: Tour trọn gói gồm tất cả các bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối bao gồm trong chi phí tour.
  • Standard (STD): Phòng tiêu chuẩn với các dịch vụ tối thiểu.
  • Superior (SUP): Phòng có dịch vụ tương đương phòng tiêu chuẩn nhưng không gian và tầm nhìn đẹp hơn.
  • Deluxe (DLX): Phòng thường ở các tầng cao, hướng nhìn đẹp và trang bị cao cấp.
  • Suite: Phòng cao cấp nhất với các trang bị và dịch vụ đặc biệt kèm theo.
  • Connecting room: 2 phòng riêng biệt có cửa thông nhau. Loại phòng này thường được bố trí cho gia đình ở nhiều phòng sát nhau.
  • SGL = Single bed room: Phòng có 1 giường cho 1 người ở.
  • SWB = Single With Breakfast: Phòng một giường có bữa sáng.
  • TWN = Twin bed room: Phòng có 2 giường cho 2 người ở.
  • DBL = Double bed room: Phòng có 1 giường lớn cho 2 người ở. Thường dành cho vợ chồng.
  • TRPL hoặc TRP = Triple bed room: Phòng cho 3 người ở hoặc có 3 giường nhỏ hoặc có 1 giường lớn và 1 giường nhỏ.
  • Extra bed: Giường kê thêm để tạo thành phòng Triple từ phòng TWN hoặc DBL.
  • Half board package: Tour trọn gói nhưng chỉ gồm các bữa ăn sáng và bữa ăn trưa hoặc ăn tối bao gồm trong chi phí tour. Bữa ăn còn lại để khách tự do.
  • Free & Easy package: Là loại gói dịch vụ cơ bản chỉ bao gồm phương tiện vận chuyển (vé máy bay, xe đón tiễn sân bay), phòng nghỉ và các bữa ăn sáng tại khách sạn. Các dịch vụ khác khách tự lo.

Thuật ngữ về các phương tiện di chuyển

các thuật ngữ trong ngành du lịch

Thuật ngữ về các phương tiện di chuyển

  • Pax: Hành khách sử dụng phương tiện nhưng không phải người điều khiển phương tiện di chuyển tới đích.
  • Economy class: Vé máy bay hạng phổ thông, dùng cho mục đích thương mại.
  • C class /Business class: Vé máy bay hạng thương gia.
  • First class: Vé máy bay hạng nhất với dịch vụ và giá cao nhất.
  • RT – Return: Vé máy bay khứ hồi, bao gồm cả vé chiều đi và chiều về.
  • OW – One way: Vé máy bay 1 chiều.
  • SIC – Seat in coach: Loại xe buýt chuyên thăm quan thành phố.
  • STA: Scheduled time arrival: Giờ đến theo kế hoạch.
  • ETA: Estimated time arival: Giờ đến dự kiến.
  • STD: Scheduled time departure: Giờ khới hành theo kế hoạch.
  • ETD: Estimated time departure: Giờ khởi hành dự kiến.
  • Ferry: Phà: Đây thực sự không phải là Phà theo khái niệm nhận diện tại Việt Nam với loại phương tiện cũ kỹ vận chuyển ngang sông thay cho đò ngang.

Trên đây là chia sẻ về Các thuật ngữ chuyên ngành Du lịch lữ hành mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết hữu ích giúp bạn đọc có thêm nguồn tài liệu để bổ sung kiến thức trong lĩnh vực này. Các bạn hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin Giáo dục hữu ích khác.

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

Những quy định đặc biệt trong tuyển sinh ngành Y Dược năm 2024

Nhiều trường Y Dược đã đưa ra những quy tắc đặc biệt trong tuyển sinh năm 2024. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn thông tin này, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Quy trình nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch đầy đủ nhất

Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch gồm những gì? Khi Hướng dẫn viên du lịch là ngành học hot được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời, hãy theo dõi ngay nhé!

Cập nhật chi tiết ma trận đề thi THPT Quốc gia 2024

Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo tốt nghiệp THTP 2024 tất cả các môn. Bài viết dưới đây là cập nhật chi tiết ma trận đề thi THPT Quốc gia 2024 để giúp thí sinh có kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. 

Cách điền phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT

Cách điền phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều bạn sĩ tử đang quan tâm gần đây. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn thông tin này, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Hướng dẫn sĩ tử tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Từ ngày 24/04 đến hết ngày 28/04, học sinh lớp 12 có thể bắt đầu tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn thông tin.

Hướng dẫn ghi phiếu đăng ký thi lại THPT năm 2024 đối với thí sinh tự do

Cận kề mua thi THPT 2024, ngoài các bạn thí sinh lớp 12, còn có các bạn thí sinh tự do có mong muốn thi lại kỳ thi này. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn ghi phiếu đăng ký thi lại THPT năm 2024 đối với thí sinh tự do, để các bạn biết cách ghi phiếu sao cho chuẩn và chính xác nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Được 24 điểm khối D nên chọn trường nào? Ngành gì?

Sau khi kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia, các bạn băn khoăn về việc chọn trường bởi đây là quyết định có thể ảnh hưởng đến tương lai. Vậy được 24 điểm khối D nên chọn trường nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm thấy lời giải ngay nhé!

Các khối thi Đại học và tổ hợp môn thi tương ứng 2024

Việc chọn lựa khối thi trước kỳ thi THPT khiến quý phụ huynh cùng học sinh đều băn khoăn lo lắng. Nhằm giúp các bạn học sinh xem xét năng lực, định hướng được khối thi phù hợp, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin các khối thi Đại học và tổ hợp môn xét tuyển tương ứng, hãy cùng theo dõi!

Hệ Trung cấp và Cao đẳng khác nhau như thế nào?

Trung cấp và Cao đẳng khác nhau như thế nào? Đây là vấn đề được rất nhiều thí sinh đang quan tâm, thắc mắc. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin giúp bạn đọc tìm thấy câu trả lời, hãy theo dõi ngay nhé!

Ghi nhận hơn 196.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 trong ngày đầu

Trong ngày đầu mở cổng đăng ký trực tuyến, hệ thống quản lý thi của Bộ đã ghi nhận hơn 196.000 thí sinh đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn thông tin.