Hiện nay, nhiều sinh viên dù vẫn còn đang ngồi trên ghế giảng đường nhưng hết sức lo lắng về tình hình thất nghiệp. Theo báo cáo điều tra lao động, hiện nay, cả nước có 857.000 người thất nghiệp và 1,3 triệu người thiếu việc làm. Con số này đã tăng nhiều so với các thời điểm trước, và chắc chắn con số thực tế còn lớn hơn nhiều so với thống kê.
Hơn 60% sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc phải làm những công việc tạm thời, không đúng với chuyên ngành đã theo học. Thực trạng này tạo nên những tâm lý tiêu cực cho nhiều sinh viên, phụ huynh,, thậm chí cả những học sinh chuẩn bị tốt nghiệp đại học cũng mang tâm lý lo lắng luôn đặt câu hỏi: Kết quả học tập sẽ như thế nào? Ra trường liệu có thất nghiệp hay không?
Sau những năm vất vả học hành tích luỹ kiến thức nơi trường lớp và tìm kiếm việc làm, sinh viên đành phải chấp nhận một công việc có thể không đúng chuyên ngành đào tạo của mình. Có những sinh viên còn chẳng sử dụng một chút kiến thức đã được trang bị trong những năm học ở trường cho công việcMặt khác, một số sinh viên lại không thể đáp ứng những nhu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra, đặc biệt là vốn kinh nghiệm - thứ mà nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu.
Ngoài ra một vấn đề nữa mà sinh viên buộc phải có, đó là kỹ năng mềm. Đây cũng là yêu cầu tiên quyết để nhà tuyển dụng có thể đồng ý nhận bạn vào làm việc.
Khi không xin được việc làm hoặc làm trái ngành học, đó có thể coi là một sự lãng phí cả về nguồn lao động cũng như nguồn vốn cho nhà nước. Sinh viên học chuyên ngành này lại đi làm một chuyên ngành khác là một thực tế đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bên cần nguồn lao động nhưng lao động này cần có kiến thức cao, có trình độ. Nhưng các bạn sinh viên lại khó có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó.
Nghề nghiệp, việc làm được thanh niên quan tâm vì đây là vấn đề rất quan trọng với thế hệ trẻ, đồng thời quyết định mức độ phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Dù mỗi năm gần 1,6 triệu việc làm mới được tạo ra nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên vẫn ở mức cao.
Trên thực tế, nhiều thanh niên đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm, trong đó có một bộ phận không nhỏ là sinh viên mới ra trường. Theo thống kê của Viện Lao động Khoa học xã hội, hiện có khoảng 15.000 sinh viên không có việc làm nên đây là vấn đề xã hội đang rất quan tâm.
Đối với những thanh niên tích cực tìm kiếm mô hình kinh tế để khởi nghiệp, cần sự đồng hành, tháo gỡ vướng mắc về chính sách để các bạn trẻ thuận lợi trong quá trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ về khía cạnh pháp lý giúp các bạn trẻ vận hành các mô hình kinh tế, tiếp cận nguồn vốn và kiến thức để khởi nghiệp thành công.
Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường sẽ dễ dàng với bạn nào năng động, chịu khó học tập và làm thêm tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn hãy luôn cố gắng để sau khi tốt nghiệp có được một công việc đúng sở thích của mình.
Bạn đang đắn đo lựa chọn khối R để xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Vậy bạn đã nắm rõ về nhóm khối này chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết các thông tin cần biết khi đăng ký xét tuyển khối R, hãy cùng theo dõi!
Trước kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều thí sinh có mong muốn xét tuyển bằng khối N. Vậy khối N gồm những môn gì? Cách thức đăng ký dự thi khối N ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về khồi ngành này, hãy cùng theo dõi!
Khối M là khối thi năng khiếu mà những thí sinh có nguyện vọng trở thành giáo viên quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách tính điểm các tổ hợp môn khối M cùng các thông tin quan trọng khác của khối thi này qua bài viết dưới đây!
Khối K là một trong những khối thi dành cho thí sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. Vậy khối K gồm những môn nào? Thí sinh có nhu cầu liên thông Đại học hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu thông tin về khối K qua bài viết dưới đây.
Khối H là khối thi tuyển sinh của nhóm ngành liên quan đến mỹ thuật. Vậy bạn có nắm được khối H thi môn gì? Ngành học khối H nào hot nhất? Hãy cùng chúng tôi cập nhật thông tin mới nhất qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Việc chọn lựa khối thi trước kỳ thi THPT khiến quý phụ huynh cùng học sinh đều băn khoăn lo lắng. Nhằm giúp các bạn học sinh xem xét năng lực, định hướng được khối thi phù hợp, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin các khối thi Đại học và tổ hợp môn xét tuyển tương ứng, hãy cùng theo dõi!
Khối C01 hiện đang được nhiều bạn học sinh cân nhắc theo đuổi trước ngưỡng cửa chọn khối thi Đại học, Cao đẳng. Để hiểu rõ hơn về khối thi này, hãy cùng tìm hiểu khối C01 gồm những môn nào, ngành nào? Các ôn thi C01 hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây!
Khối C được biết đến thuộc nhóm lĩnh vực xã hội, là lựa chọn của nhiều học sinh khi xét tuyển Đại học. Vậy khối C gồm những ngành nào? Học ngành nào dễ xin việc, lương cao? Để giúp các bạn hiểu hơn về khối ngành này chúng tôi đã tổng hợp các thông tin ở bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi!
Khối B là một trong những ngành HOT hiện nay. Vậy khối B gồm những môn nào? Ngành nào? Để có được những thông tin chính xác nhất trong việc lựa chọn hướng đi nào chọn ngành, chọn nghề, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Khối A1 hay A01 gồm những môn nào? Các ngành học khối A01 là gì? Đây là những quan tâm của nhiều thí sinh khi mà A1 là khối học sau ra trường có nhiều lựa chọn nghề. Để tìm lời giải chi tiết, các bạn hãy cùng chúng tôi cập nhật thông tin qua bài viết dưới đây.