Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là chính thức diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Năm nay, Bộ GD&ĐT đưa ra một số thay đổi về quy chế thi, do đó thí sinh cần lưu ý và nắm thật rõ.
Năm 2023, ngoài những thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ thì sẽ còn những thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ được miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT. Cụ thể, những thí sinh có một trong các chứng chỉ Ngoại ngữ (giống hoặc khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông) hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày 27-6-2023 đạt mức điểm tối thiểu theo quy định sẽ được miễn thi môn học này.
Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ sẽ được tính điểm 10 tốt nghiệp
Như vậy, các trường hợp miễn thi Ngoại ngữ được tính 10 điểm môn Ngoại ngữ. Qua đó, những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ là TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm và IELTS 4.0 điểm sẽ được miễn thi môn học này và được tính 10 điểm. Tuy nhiên, điểm này không dùng để xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
Chính vì thế, Bộ cũng cho phép các thí sinh này được đăng ký thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để sử dụng kết quả xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Điều này có nghĩa rằng thí sinh đủ điều kiện có thể đồng thời sử dụng quyền miễn thi Ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp và vẫn dự thi để lấy kết quả đó xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng.
Tuy vậy, Bộ GD&ĐT vẫn cho phép các trường Đại học, Cao đẳng tự chủ về các quy định và phương thức xét tuyển. Do đó, các trường vẫn có thể công nhận điểm 10 môn Ngoại ngữ do được xét miễn thi của các thí sinh. Tuy nhiên, hầu như có rất ít các trường công nhận điểm 10 này.
Thực tế, các trường Đại học, Cao đẳng đều sử dụng quy định riêng về quy đổi chứng chỉ Ngoại ngữ trong xét tuyển cũng như xét tuyển thẳng với những thí sinh có điểm chứng chỉ Ngoại ngữ cao.
Về việc tính điểm 10 môn Ngoại ngữ cho những thí sinh có chứng chỉ đang gây ra rất nhiều ý kiến tranh luận. Lý do là bởi để đạt được điểm 10 môn tiếng Anh thi tốt nghiệp rất khó và sẽ có nguy cơ các thí sinh đổ xô luyện thi chứng chỉ Ngoại ngữ.
Điều này sẽ dẫn đến tính không công bằng giữa các thí sinh dự thi. Bởi những thí sinh ở Hà Nội, TP.HCM sẽ có điều kiện học và thi IELTS nhưng thí sinh vùng nông thôn, khó khăn sẽ rất ít có cơ hội.
Bộ GD&ĐT đã giải đáp thắc mắc này như sau: trong quy đổi trình độ IELTS sang Khung tham chiếu châu Âu (CEFR) thì 4.0 IELTS nằm trong khung B1. Theo đó, học sinh học hết chương trình lớp 12 sẽ có trình độ tương đương với trình độ B1 của CEFR. Chính vì vậy, Bộ cho rằng việc quy đổi này không ảnh hưởng đến quyền lợi, hay làm mất công bằng trong xét tốt nghiệp THPT của thí sinh cả nước. Bên cạnh đó, các bạn thí sinh cũng không dùng kết quả quy đổi để xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
>>Xem thêm: Các Trường Đại Học Tuyển Sinh Bằng Chứng Chỉ IELTS Năm 2023
Bên cạnh những thí sinh tham gia kỳ thi và làm đủ số bài thi để được xét tốt nghiệp thì sẽ có những thí sinh được hưởng chế độ đặc cách tốt nghiệp THPT. Dưới đây là 3 trường hợp được Bộ GD&ĐT đặc cách xét tốt nghiệp:
Những trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT
Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thi đấu thể thao quốc gia hoặc quốc tế được xét đặc cách tốt nghiệp THCS hoặc THPT nếu thời gian thi trùng với thời gian vận động viên tập huấn ở nước ngoài hoặc tham dự thi đấu tại các giải thể thao quốc tế.
Trường hợp thí sinh bị tai nạn, ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên và không thể dự thi. Điều kiện để được đặc tốt nghiệp là thí sinh này phải có xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm học lớp 12 đạt loại khá trở lên.
Trường hợp thí sinh bị tai nạn, ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất 1 bài thi. Sau đó, thí sinh không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại. Để được xét đặc cách tốt nghiệp, thí sinh cần đảm bảo những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt từ 5 điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên và hạnh kiểm từ khá trở lên.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh chỉ được mang các vật dụng vào phòng thi như: thước kẻ, thước tính, bút viết, bút chì, compa, tẩy; Atlat địa lý Việt Nam đối với môn Địa lý; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ.
Qua đó, thí sinh không được mang các loại máy ghi âm, ghi hình dù chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem hay truyền tín hiệu như các năm trước. Bên cạnh đó, không được sử dụng các thiết bị thu phát thông tin trong khu vực coi thi, chấm thi, phúc khảo của Hội đồng thi, trừ các thiết bị quy định.
Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT yêu cầu tại mỗi khu vực in sao đề thi, coi thi, làm phách bài thi tự luận, chấm thi, phúc khảo của Hội đồng thi phải bố trí 1 điện thoại cố định đặt tại phòng làm việc chung/phòng trực hoặc phòng được bố trí riêng bảo đảm an ninh, an toàn. Trong đó, điện thoại này phải có loa ngoài. Đặc biệt, với khu vực in sao đề thi và làm phách bài thi tự luận, điện thoại này còn phải có thêm chức năng ghi âm.
Mọi liên lạc qua điện thoại ngoài việc đều phải bật loa ngoài và nghe công khai, bên cạnh đó đều phải ghi lại nhật ký. Hơn nữa, khi liên lạc qua điện thoại này phải có sự chứng kiến của ủy viên làm nhiệm vụ giám sát hoặc Phó trưởng Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất hoặc công an hoặc Thư ký Hội đồng thi.
Trên đây, Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã cập nhật những thông tin mới nhất về những trường hợp miễn thi, đặc cách tốt nghiệp THPT 2023 để thí sinh có thể nắm được. Các em hãy thực hiện đúng theo quy định của Bộ để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của mình.
Sau khi công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ công bố đề thi minh họa của kỳ thi vào quý IV năm 2023. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
Bạn là người hướng ngoại, và bạn đang tìm hiểu về những công việc cho người hướng ngoại? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hé lộ công việc phù hợp với người hướng ngoại lý tưởng nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Xin lỗi là một trong những từ đầu tiên cần biết khi bắt đầu học tiếng Hàn. Vậy xin lỗi tiếng Hàn nói như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ giải thích ngữ cảnh áp dụng cụ thể đến các bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Trong xu hướng các nghề nghiệp hiện nay, ngành Truyền thông đa phương tiện đang vươn lên như một tất yếu. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành học nay trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Hiện nay có nhiều sinh viên muốn tìm được công việc, vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu. Vậy nên làm công việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về top công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên không yêu cầu kinh nghiệm qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Hiện nay có hai chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến là TOEIC và IELTS đều dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên, học sinh cùng những người đi làm? Vậy nên học TOEIC hay IELTS? Sự khác việt của từng loại chứng chỉ này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này ngay nhé!
Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây vừa công bố phương án thi, xét công nhận Tốt nghiệp THPT năm 2025 với 2 môn thi bắt buộc và 2 môn thi tự chọn, điều này nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả học sinh lẫn các trường. Tuy nhiên nhiều thí sinh lo khi môn thi giảm thì tổ hợp xét tuyển Đại học cũng giảm.
Sau thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều câu hỏi lo ngại Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc có làm giảm vai trò của môn học được đặt ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
Bộ GD&ĐT đã công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh sẽ thi bằng 4 môn trong đó có 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn. Như vậy nếu trượt tốt nghiệp THPT 2024, thí sinh sẽ thi lại năm 2025 thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin!
Sau khi Bộ GD&ĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn thi. Vấn đề về phương án xét tuyển Đại học thay đổi ra sao đã được đặt ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.