Làm thế nào để sơ yếu lý lịch của bạn nổi bật, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch để kéo cơ hội về gần hơn với bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Trong thời buổi hội nhập toàn cầu như hiện nay, ngoại ngữ là yếu tố quan trọng không thể thiếu để phát triển công việc. Trình độ ngoại ngữ được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm và là điểm mấu chốt giúp ứng viên tạo ấn tượng lọt vào vòng trong.
Vậy trình độ ngoại ngữ là gì? Trình độ ngoại ngữ là thông tin thể hiện năng lực sử dụng ngoại ngữ của ứng viên, nó dựa theo các khung đánh giá năng lực ngoại ngữ hiện nay. Nhìn vào trình độ ngoại ngữ, nhà tuyển dụng thấy được khả năng ngoại ngữ của ứng viên ở cấp độ nào.
Theo TT01/2014/TT-BGDĐT, tại Việt Nam đã ban hành 6 cấp độ của trình độ ngoại ngữ làm căn cứ thống nhất đánh giá yêu cầu năng lực dựa trên khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu, và một số khung trình độ ngoại ngữ các nước khác.
Trình độ ngoại ngữ tại Việt Nam theo khung năng lực được phân chia thành 3 cấp độ, 6 cấp bậc tương ứng với 6 bậc khung năng lực ngôn ngữ châu Âu CEFR:
- Bậc 1 - Sơ cấp (Tương đương CEFR A1): Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc, các từ vựng cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu, trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng giúp đỡ.
- Bậc 2 - Sơ cấp (Tương đương CEFR A2): Có thể hiểu, sử dụng được cấu trúc câu liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như thông tin bản thân, gia đình, việc làm, hỏi đường...). Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
- Bậc 3 - Trung cấp (Tương đương CEFR B1): Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn, bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc, giải trí... Có thể xử lý các tình huống thường ngày khi có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, hoài bão; trình bày được các lý do, ý kiến và kế hoạch của mình.
- Bậc 4 - Trung cấp (Tương đương CEFR B2): Có thể hiểu ý chính của đoan văn, văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn. Có thể giao tiếp trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau. Giải thích được quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của vấn đề đó.
- Bậc 5 - Cao cấp (Tương đương CEFR C1): Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của văn bản phức tạp. Diễn đạt và giao tiếp trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn. Sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội hay chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu.
- Bậc 6 - Cao cấp (Tương đương CEFR C2): Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, trôi chảy và chính xác trong chuyên môn hay cuộc sống. Phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.
Để giúp các bạn thu hút nhà tuyển dụng, tạo ấn tượng mạnh khi ứng tuyển, sau đây ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ hướng dẫn đưa thông tin đắt giá về trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch cùng tham khảo nhé!
Nhà tuyển dụng nào cũng đều quan tâm đến thực tế bởi vậy nếu bạn đưa ra những chứng chỉ ngoại ngữ mà bạn sở hữu sẽ giúp bản thân được ưu ái và đánh giá cao. Tuy nhiên, trước khi làm hồ sơ bạn nên xác định và tìm hiểu rõ ràng về doanh nghiệp cùng vị trí mình ứng tuyển, để tránh trường hợp chứng chỉ bạn đưa ra không phục vụ cho vị trí công việc muốn ứng tuyển. Lỗi sai này sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Khi làm sơ yếu lý lịch, bạn nên đan xen sử dụng một số từ ngữ chuyên ngành. Điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có sự hiểu biết, là người thực sự chuyên nghiệp.
Các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm thực tế bởi đây là điều cho nhà tuyển dụng thấy rõ khả năng phát triển của bạn trong công việc. Hãy đưa những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển, những kinh nghiệm không liên quan sẽ khiến bạn bị coi là người không coi trọng công việc, mất đi khả năng trúng tuyển.
Khi viết về trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch, các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề:
Trên đây là những chia sẻ về cách ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch mà chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn hoàn thiện mục trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch của mình. Chúc các bạn sớm được mời phòng vấn và có được công việc ưng ý nhé!
Khối D là khối thi có nhiều tổ hợp môn, trong đó khối D16, D17, D18, D19, D20 đang được nhiều thí sinh quan tâm. Để giúp các bạn chọn trường, chọn khối thi phù hợp bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những điều cần biết về tổ hợp môn D16, D17, D18, D19, D20, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi. Được nhận định là phương án phù hợp với cách thiết kế môn học của chương trình mới, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến băn khoăn và nhiều đóng góp được đưa ra cho dự thảo mới này.
Các trường Đại học bắt đầu công bố thông tin quy định mới về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi năm 2024 theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Bên cạnh đó, một số trường Đại học đặc thù cũng có thêm những quy định riêng trong xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Môn Lịch sử luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều học sinh. Phải làm sao để ôn tập tốt và đạt điểm cao ở bộ môn này? Dưới đây là những gợi ý của giáo viên Lịch sử về cách học tập, ôn luyện và làm bài giúp thí sinh đạt điểm 9,10 môn thi này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Những trường hợp nào thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn nắm rõ thông tin này một cách chính xác và đầy đủ nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Ngành ngôn ngữ và du lịch được xem là ngành nghề đang trên đà phát triển nhanh chóng. Đây cũng chính là một trong những ngành nghề thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong những năm trở lại đây và hiện tại đang là ngành nghề khát nhân lực lành nghề.
Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 vào các ngày 7/7, 8/7 và 9/7 theo phương thức như năm 2021.
Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn (SIC) là ngôi trường có chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế được nhiều thí sinh quan tâm lựa chọn đặt chân sau khi kết thúc cấp 3. Những ngày qua, trường đã nhận được khá nhiều các câu hỏi từ các em học sinh, các bậc phụ huynh về tuyển sinh năm 2024 của nhà trường. Hãy cùng giải đáp các vấn đề thí sinh đặc biệt quan tâm trong đợt tuyển sinh tại SIC như ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu cùng phương thức tuyển sinh,… qua bài viết bên dưới đây nhé!
Nếu thi rớt tốt nghiệp THPT có bằng cấp 3 không? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong mùa tuyển sinh 2024 tới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Theo thông báo tuyển sinh của một số trường Đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 6 điểm mỗi môn đã có thể trúng tuyển. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn nắm rõ thông tin này một cách chính xác và đầy đủ nhất, hãy cùng theo dõi nhé!