Kế toán là chuyên ngành học tồn tại ở hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng. Bởi vì đây là ngành nghề mà xã hội luôn có nhu cầu. Vậy ngành kế toán là gì? Nhu cầu tuyển dụng của ngành kế toán hiện nay ra sao? Qua bài viết dưới đây, các bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc của mình.
Ngành kế toán học những gì?
Ngành Kế toán là một trong những ngành hot thu hút thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học, Cao đẳng sau khi tốt nghiệp hiện nay.
Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một đơn vị, doanh nghiệp nhà nước… Đây là một bộ phận đóng vai trò then chốt trong việc quản lý kinh tế, tài chính của công ty. Công ty, doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động và phát triển tốt khi và chỉ khi có nguồn tài sản ổn định. Từ quản lý ở phạm vi đơn vị nhỏ cho đến quản lý ở phạm vi rộng lớn đó là toàn bộ nền kinh tế. Ngoài những điều trên thì ngành kế toán là gì nữa?
Đối tượng của kế toán là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở 2 mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan nhà nước…
Bằng những phương pháp, nguyên tắc kế toán, những chuẩn mực, những chính sách và chế độ kế toán, kỹ thuật hạch toán, hình thức kế toán và hệ thống sổ sách…, kế toán sẽ luôn làm tốt các chức năng về cung cấp thông tin và kiểm tra giám sát tài sản, tài chính của mình.
Khi theo học thì ngành kế toán học những gì? Các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, cũng như kiến thức chuyên ngành.
Từ những môn cở sở đại cương như triết học Mac - Lênin, tư tưởng hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Việt Nam đến các môn chuyên sâu về kế toán, được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của ngành kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam và chuẩn mực kế toán trên thế giới; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Không chỉ có vậy, các bạn còn được trang bị những kiến thức qua các giáo trình hỗ trợ đặc biệt cho quá trình làm việc sau này: Môn Nhập môn tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Ứng dụng tin học trong kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Thuế, Kế toán công ty chứng khoán,…
Kế toán là ngành ngày càng được ưa chuộng hơn, tình hình kinh tế đang ngày càng nở rộ, doanh nghiệp thành lập nhiều kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự kế toán tăng mạnh.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành kế toán khá rộng mở
Trong mỗi công ty, doanh nghiệp, kế toán là vị trí không thể nào thiếu. Đây là vị trí bắt buộc mà mỗi công ty, đơn vị luôn cần phải có.
Ngành Kế toán – Kiểm toán dù nguồn cung cao, tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng nhu cầu tuyển dụng cũng cao, câu hỏi đặt ra là tại sao lại có nghịch lý như vậy. Lý giải về hiện tượng thất nghiệp như vậy là do đào tạo thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng, theo thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kế toán có đến 80% – 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay được với công việc kế toán thực sự, chưa có một chút kinh nghiệm làm việc gì trong ngành kế toán.
Sau khi tốt nghiệp, ngành kế toán ra làm gì? Bạn có thể đảm nhận những vị trí như:
Dù có môi trường làm việc rộng mở, nhu cầu tuyển dụng tăng cao, tuy nhiên để có thể đáp ứng được những tiêu chí của nhà tuyển dụng, sinh viên phải biết trau dồi kinh nghiệm thực tế và kỹ năng mềm - những tiêu chí cần thiết mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ở ứng viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trên đây là những thông tin về ngành Kế toán là gì cùng những cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của ngành học này mà Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích, từ đó giúp bạn lựa chọn được ngành học với bản thân. Chúc các bạn thành công.
Sau khi công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ công bố đề thi minh họa của kỳ thi vào quý IV năm 2023. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
Bạn là người hướng ngoại, và bạn đang tìm hiểu về những công việc cho người hướng ngoại? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hé lộ công việc phù hợp với người hướng ngoại lý tưởng nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Xin lỗi là một trong những từ đầu tiên cần biết khi bắt đầu học tiếng Hàn. Vậy xin lỗi tiếng Hàn nói như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ giải thích ngữ cảnh áp dụng cụ thể đến các bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Trong xu hướng các nghề nghiệp hiện nay, ngành Truyền thông đa phương tiện đang vươn lên như một tất yếu. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành học nay trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Hiện nay có nhiều sinh viên muốn tìm được công việc, vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu. Vậy nên làm công việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về top công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên không yêu cầu kinh nghiệm qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Hiện nay có hai chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến là TOEIC và IELTS đều dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên, học sinh cùng những người đi làm? Vậy nên học TOEIC hay IELTS? Sự khác việt của từng loại chứng chỉ này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này ngay nhé!
Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây vừa công bố phương án thi, xét công nhận Tốt nghiệp THPT năm 2025 với 2 môn thi bắt buộc và 2 môn thi tự chọn, điều này nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả học sinh lẫn các trường. Tuy nhiên nhiều thí sinh lo khi môn thi giảm thì tổ hợp xét tuyển Đại học cũng giảm.
Sau thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều câu hỏi lo ngại Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc có làm giảm vai trò của môn học được đặt ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
Bộ GD&ĐT đã công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh sẽ thi bằng 4 môn trong đó có 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn. Như vậy nếu trượt tốt nghiệp THPT 2024, thí sinh sẽ thi lại năm 2025 thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin!
Sau khi Bộ GD&ĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn thi. Vấn đề về phương án xét tuyển Đại học thay đổi ra sao đã được đặt ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.