Tìm hiểu chủ đề về màu sắc trong tiếng Nhật

2023-11-23 10:45:59

Màu sắc thế hiện vẻ ngoài của sự vật, mang nét đặc trưng trong văn hóa mỗi quốc gia. Màu sắc trong tiếng Nhật cũng vậy, nó vô cùng phong phú với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ chia sẻ giúp các bạn tìm hiểu chủ đề về màu sắc trong tiếng Nhật, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Từ vựng màu sắc trong tiếng Nhật

Màu sắc trong tiếng Nhật là 色 (iro/shiki). Hầu hết tên các màu thường kèm thêm từ 色 (iro/shiki) này ở phía sau, trừ vài trường hợp đặc biệt.

màu sắc trong tiếng nhật

Từ vựng màu sắc trong tiếng Nhật

Danh sách các từ vựng màu sắc trong tiếng Nhật:

  • Màu trắng : しろ (shiro)
  • Màu đen: くろ (kuro)
  • Màu đỏ​​​​​: あか (aka)
  • Màu xanh lơ: あお (ao)
  • Màu xanh lá cây: みどり (midori)
  • Màu tím: むらさき (murasaki)
  • Màu vàng: きいろ (ki iro)
  • Màu nâu: ちゃいろ (cha iro)
  • Màu bạch kim: きんいろ (kin iro)
  • Màu bạc: ぎんいろ (gin iro)
  • Màu hoa đào: ももいろ (momo ioro)
  • Màu hồng: ピンク (pinku)
  • Màu xám: はいいろ (hai iro) / グレー (gure-)
  • Màu cam: だいだいいろ (daidai iro) / オレンジ (orenji)
  • Màu xanh nước : みずいろ (mizu iro)
  • Màu xanh đậm: こんいろ (kon iro)
  • Màu chàm: あいいろ (ai iro)
  • Màu đỏ tía: ふじいろ (fuji iro)
  • Màu nâu đen: こげちゃいろ (kogecha iro)
  • Màu vàng son: おうどいろ (oudo iro)
  • Màu xanh nõn chuối: きみどり (ki midori)
  • Màu xanh lục sẫm: ふかみどり (fuka midori)
  • Màu xanh lá cây đậm: ダークグリーン (da-ku guri-n)
  • Màu be: ベージュ (be-ju)
  • Màu đỏ tươi: しゅいろ (shu iro)
  • Màu đồng: あかがねいろ (akagane iro)
  • Màu xanh ngọc: ターコイズ (ta-koizu).

Cách sử dụng từ vựng màu sắc trong câu tiếng Nhật

Cách hỏi màu sắc trong tiếng Nhật

Khi nói về màu sắc mẫu câu phổ biến nhất là 何色ですか (nan shoku desu ka), với nghĩa là "màu gì":

– Để hỏi cái gì đó màu gì, áp dụng quy tắc sau:

[Chủ ngữ + は+ 何色ですか]

Ví dụ: ゆき は 何色ですか? (Tuyết màu gì).

– Để trả lời bạn có thể nói luôn tên của màu đó hoặc trả lời đầy đủ như quy tắc sau:

[Chủ ngữ + は + Tên màu + です].

Ví dụ: ゆき は しろです (Tuyết màu trắng).

– Bạn cũng có thể tham khảo một số câu mô tả có sử dụng từ vựng màu sắc dưới đây:

  • さくらんぼうは赤い (sakura n bou ha akai): Quả anh đào màu đỏ
  • ペンは黒です (pen wa kuro desu): Cây bút màu đen
  • マグは白です (magu wa shiro desu): Các cốc có màu trắng.

Vai trò và vị trí của màu sắc trong câu

Màu sắc khi làm danh từ

Sử dụng công thức: [tên màu] + 色 (いろ, cụm từ này sẽ trở thành danh từ). Như vậy khi muốn nói cụm từ "Chiếc áo màu đen" sẽ cần liên kết bằng の.

Ví dụ: 黒い色のシャツ.

Màu sắc với vai trò làm tính từ

Một số từ vựng màu sắc là tính từ đuôi "i", có thể kết hợp trực tiếp với Danh từ tiếng Nhật đi đằng sau. Đối với các màu sắc còn lại, nó được coi như một danh từ và dùng の để nối với danh từ.

Ví dụ:

  • 赤いスカート: Váy đỏ
  • 青い空:Bầu trời xanh
  • 深緑のシャツ: Áo xanh đậm.

Tìm hiểu màu sắc trong văn hóa người Nhật Bản

Màu sắc trong văn hóa người Nhật Bản gắn liền với phẩm chất tôn giáo và có những ý nghĩa đặc biệt.

màu sắc trong tiếng nhật

Ý nghĩa màu sắc trong văn hóa người Nhật Bản

Màu sắc trong xã hội xưa

Theo tài liệu cổ ghi lại, có 4 màu sắc xuất hiện tại Nhật sớm nhất đó là đỏ – 赤 (aka), đen – 黒 (kuro), trắng – 白 (shiro) và xanh da trời – 青 (ao), dần dần sau đó những màu sắc khác mới có tên gọi riêng biệt.

Vào năm 538 – 710 thời Asuka, Hoàng tử Shotoku đã công bố ra Hệ thống 12 cấp bậc và các thứ hạng, đồng thời đề cập đến những màu được dùng cho các cấp, thứ hạng trong xã hội. Trong bảng hệ thống phân rõ 2 loại màu và buộc các cấp phải sử dụng đúng quy định gồm: kinjiki – màu cấm và yurushiiro – màu được cho phép. Thời đó, dựa theo 5 phẩm chất Nho giáo, giới quan chức sẽ sử dụng những chiếc lông vũ có màu thể hiện thứ bậc đính kém trên nón:

  • Đức hạnh – toku: Màu tím
  • Từ bi – jin: Màu xanh da trời
  • Phép tắc – rei : Màu da cam
  • Chân thành – shin : Màu vàng
  • Công lý – gi : Màu trắng
  • Hiểu biết – chi : Màu đen.

Ứng dụng ý nghĩa màu sắc trong đời sống hiện nay

Trong cuộc sống ngày nay, người Nhật vẫn đặc biệt chú trọng khi sử dụng màu sắc cụ thể:

  • Đỏ và trắng: Khi màu đỏ và trắng kết hợp với nhau nó tượng trưng cho niềm vui, sự hạnh phúc. Vào các dịp quan trọng như đạm cưới, sinh nhật,… người Nhật sẽ mặc những màu này
  • Màu đỏ: Khi đứng riêng màu đỏ mang ý nghĩa về sức mạnh, niềm đam mê, máu và sự hy sinh
  • Màu trắng: Màu sắc này tượng trưng cho chân lý, sự thuần khiết, nó cũng có thể biểu thị cái chết
  • Màu xanh da trời: Theo người Nhật Bản, màu xanh da trời tượng trưng cho sự thụ động và chung thủy
  • Màu xanh lá: Tại Nhật màu xanh lá tượng trưng cho sự vĩnh cửu, cho sức sống tuổi trẻ và năng lượng
  • Vàng và bạc: Vàng tượng trưng cho sự giàu có, độ uy tín. Còn bạc tượng trưng cho sự chính xác và nam tính
  • Màu đen: Thường màu đen cho thất sự bí ẩn, sự tức giận hay màn đêm. Màu này còn tượng trưng cho trái tim độc ác
  • Màu nâu: Màu nâu tượng trưng cho đất, cho sự bền bỉ
  • Màu hồng: Đây là màu biểu thị mùa xuân, tuổi trẻ và sự nữ tính
  • Màu tím: Màu tính tượng trưng cho hoàng gia trong văn hóa Nhật
  • Màu da cam: Màu sắc này biểu thị cho tình yêu, hạnh phúc, sự văn minh và tri thức.

Trên đây là những kiến thức về màu sắc trong tiếng Nhật mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn, thông qua đó giúp các bạn có thể biến đổi vốn từ vựng tiếng Nhật trở nên phong phú và tự tin hơn trong giao tiếp.

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT

Góc chia sẻ: Nên học TOEIC hay IELTS ? Sự khác biệt của từng loại chứng chỉ

Hiện nay có hai chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến là TOEIC và IELTS đều dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên, học sinh cùng những người đi làm? Vậy nên học TOEIC hay IELTS? Sự khác việt của từng loại chứng chỉ này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này ngay nhé!

Trường âm trong tiếng Nhật là gì?

Trường âm trong tiếng Nhật là một trong những vấn đề quan trọng, điều bất cứ ai có ý định du học hay quan tâm ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản nên biết. Vậy trường âm trong tiếng Nhật là gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu giải đáp thắc mắc này, hãy cũng theo dõi ngay nhé!

Xin lỗi tiếng Trung nói như thế nào?

Nói xin lỗi tiếng Trung là bài học giao tiếp cơ bản các bạn sẽ cần nắm khi mới học ngôn ngữ Trung. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về xin lỗi tiếng Trung nói như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Công bố đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 dự kiến vào quý IV/2023

Sau khi công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ công bố đề thi minh họa của kỳ thi vào quý IV năm 2023. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Hé Lộ Công Việc Phù Hợp Với Người Hướng Ngoại

Bạn là người hướng ngoại, và bạn đang tìm hiểu về những công việc cho người hướng ngoại? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hé lộ công việc phù hợp với người hướng ngoại lý tưởng nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Xin lỗi tiếng Hàn nói như thế nào?

Xin lỗi là một trong những từ đầu tiên cần biết khi bắt đầu học tiếng Hàn. Vậy xin lỗi tiếng Hàn nói như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ giải thích ngữ cảnh áp dụng cụ thể đến các bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì?

Trong xu hướng các nghề nghiệp hiện nay, ngành Truyền thông đa phương tiện đang vươn lên như một tất yếu. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành học nay trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên không cần kinh nghiệm

Hiện nay có nhiều sinh viên muốn tìm được công việc, vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu. Vậy nên làm công việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về top công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên không yêu cầu kinh nghiệm qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Thi tốt nghiệp 2025 thí sinh lo giảm cơ hội vào Đại học với 2 môn tự chọn

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây vừa công bố phương án thi, xét công nhận Tốt nghiệp THPT năm 2025 với 2 môn thi bắt buộc và 2 môn thi tự chọn, điều này nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả học sinh lẫn các trường. Tuy nhiên nhiều thí sinh lo khi môn thi giảm thì tổ hợp xét tuyển Đại học cũng giảm.

Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc có làm giảm vai trò của môn học

Sau thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều câu hỏi lo ngại Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc có làm giảm vai trò của môn học được đặt ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.