Lại một mùa tuyển sinh nữa về, hiện tại các bạn học sinh đang gấp rút chuẩn bị hành trang kiến thức cho bản thân để vững vàng bước vào kỳ thi. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta còn phải đối điện với nỗi lo chính là việc chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với sức học của mình thì không phải là điều đơn giản dễ dàng, nhất là với những bạn có học lực yếu. Hiện nay, chúng ta đang đổ xô thi Đại học với tư tưởng nhất định phải vào được đại học, trong khi đó còn rất nhiều hệ đào tạo khác như: Cao đẳng, Trung cấp, nghề.. mà chúng ta đã bỏ qua. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu học ở trình độ cao đẳng có đảm bảo cho tương lai hay không chúng ta cùng nhau tìm hiểu một cách cụ thể hơn.
So với bậc Đại học thì có lẽ Cao đẳng là sự lựa chọn hợp lý với những bạn trẻ có sức học trung bình khá, yêu thích “học nghề” hơn là chuyên sâu về học thuật và nghiên cứu. Đây cũng là đối tượng tham gia vào cán cân nghề nghiệp sớm, cung cấp nguồn lao động lành nghề cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Quy chế mới từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thời gian đào tạo bậc Cao đẳng từ 2 đến 3 năm. Nhiều trường đã áp dụng xen kẽ thời gian đào tạo tại trường cùng với thời gian thực tập tại doanh nghiệp để sinh viên nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc thực tế. Riêng tại Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn, sinh viên sẽ học trong 2,5 năm, với 6 học kì tại trường và 1 học kì thực tập tại doanh nghiệp.
Thời gian đào tạo Cao đẳng chỉ 2 - 3 năm giúp rút ngắn thời gian đến tương lai
Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng sẽ nhận bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư thực hành (tùy thuộc ngành nghề đào tạo) do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp. Với tấm bằng này, các bạn trẻ có thể dễ dàng xin việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân.
Tốt nghiệp Cao đẳng vẫn bảo đảm bạn “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng nếu sở hữu trong tay ba yếu tố: thạo nghề, ham học hỏi và tự tin. Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của sinh viên Cao đẳng còn nằm ở yếu tố khách quan của thị trường lao động Việt Nam, khi hiện trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang phổ biến trên mọi lĩnh vực nghề nghiệp.
Tuy nhiên, để biến lợi thế cạnh tranh này thành điểm cộng trước doanh nghiệp thì sinh viên Cao đẳng cần có thêm trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, khả năng chịu được áp lực công việc, khả năng xử lý tình huống phát sinh…
Với 70% thời lượng đào tạo là thực hành, bậc Cao đẳng hướng đến mục tiêu đem lại những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc cho người học để theo đuổi một nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân trong tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc, học Cao đẳng bạn sẽ tiếp xúc với “muôn hình vạn trạng” của nghề, được nhìn nhận nghề nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau và đặc biệt là được “luyện tay nghề” thông qua nhiều hình thức như: thực hành, thảo luận, bài tập nhóm, đề án, tiểu luận, báo cáo…
Theo quy định mới thì mức lương dành cho lao động đã qua đào tạo là khoảng 3,5 triệu đồng (dành cho khu vực vùng 1, áp dụng từ ngày 01/7/2017). Tuy nhiên trên thực tế, tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, mức lương tối thiểu mà sinh viên Cao đẳng đạt được có thể lên đến 7 hoặc 8 triệu đồng. Bạn sẽ nhận được mức lương hoàn toàn xứng đáng nếu bạn có năng lực và thỏa thuận thành công với nhà tuyển dụng. Nhưng chắc chắn một điều rằng, đó là nguồn thu nhập ổn định, tương xứng với những nỗ lực mà bạn bỏ ra trong 2,5 năm vừa học vừa trải nghiệm “học việc” trên giảng đường Cao đẳng.
Học Cao đẳng có mức thu nhập khá ổn định
>>Xem thêm: Top 5 ngành nghề mang lại mức thu nhập cao nhất hiện nay
Sinh viên tốt nghiệp bậc Cao đẳng có thể liên thông lên các bậc học cao hơn tại các trường Đại học trong và ngoài nước. Đơn cử, sinh viên Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn có thể tiếp tục theo học các chuyên ngành được đào tạo tại Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn với thời gian đào tạo ngắn (từ 1 đến 1,5 năm) vì hai đơn vị đã có những thỏa thuận hợp tác công nhận và miễn trừ một số môn mà sinh viên đã học tại bậc Cao đẳng.
Những phân tích ở trên cho bạn thấy học Cao đẳng không hề mông lung như bạn nghĩ mà nó chính là một trong những quyết định cho tương lai của bạn. Ngay bây giờ hãy bỏ đi tư tưởng rằng Cao đẳng không có tương lai đi nhé.
Hiện nay có hai chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến là TOEIC và IELTS đều dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên, học sinh cùng những người đi làm? Vậy nên học TOEIC hay IELTS? Sự khác việt của từng loại chứng chỉ này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này ngay nhé!
Trường âm trong tiếng Nhật là một trong những vấn đề quan trọng, điều bất cứ ai có ý định du học hay quan tâm ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản nên biết. Vậy trường âm trong tiếng Nhật là gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu giải đáp thắc mắc này, hãy cũng theo dõi ngay nhé!
Nói xin lỗi tiếng Trung là bài học giao tiếp cơ bản các bạn sẽ cần nắm khi mới học ngôn ngữ Trung. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về xin lỗi tiếng Trung nói như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Sau khi công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ công bố đề thi minh họa của kỳ thi vào quý IV năm 2023. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
Bạn là người hướng ngoại, và bạn đang tìm hiểu về những công việc cho người hướng ngoại? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hé lộ công việc phù hợp với người hướng ngoại lý tưởng nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Xin lỗi là một trong những từ đầu tiên cần biết khi bắt đầu học tiếng Hàn. Vậy xin lỗi tiếng Hàn nói như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ giải thích ngữ cảnh áp dụng cụ thể đến các bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Trong xu hướng các nghề nghiệp hiện nay, ngành Truyền thông đa phương tiện đang vươn lên như một tất yếu. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành học nay trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Hiện nay có nhiều sinh viên muốn tìm được công việc, vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu. Vậy nên làm công việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về top công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên không yêu cầu kinh nghiệm qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây vừa công bố phương án thi, xét công nhận Tốt nghiệp THPT năm 2025 với 2 môn thi bắt buộc và 2 môn thi tự chọn, điều này nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả học sinh lẫn các trường. Tuy nhiên nhiều thí sinh lo khi môn thi giảm thì tổ hợp xét tuyển Đại học cũng giảm.
Sau thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều câu hỏi lo ngại Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc có làm giảm vai trò của môn học được đặt ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.